Ô văng là gì? Quy định của nhà nước khi thiết kế, thi công ô văng

Ô văng là gì? Nó có cấu tạo và chức năng như thế nào? Việc thiết kế và thi công ô văng cần tuân thủ theo những quy định nào? Chắc chắn nhiều gia chủ chưa hiểu rõ điều này. Vì thế, Sofia Việt chia sẻ những thông tin hữu ích dưới đây bạn nên tham khảo nhé!

Ô văng là gì

Ô văng trong tiếng anh được viết là Chajja door overhang hoặc window overhang. Đó là phần nhô ra khỏi tường, được đặt trên hoặc đặt ngang với lanh tô cửa sổ hoặc cửa đi, dùng để che chắn năng mưa, bảo vệ cửa sổ, cửa đi trước mọi tác động của thời tiết bên ngoài.

Phân loại ô văng hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại ô văng để bạn chọn lựa
Hiện nay có rất nhiều loại ô văng để bạn chọn lựa

Có rất nhiều loại ô văng khác nhau để khách hàng lựa chọn hiện nay. Dựa vào vật liệu cấu thành người ta phân ra các loại như sau:

– Ô văng bằng bê tông cốt thép

– Ô văng khung thép

– Ô văng kính gỗ hoặc kính thép

Nếu dựa theo hình thức thiết kế sẽ có các loại ô văng sau:

– Ô văng bê tông cốt thép hình chữ nhật đơn giản

– Ô văng mái chèo có ốp ngói

– Ô văng sắt tạo hình hiện đại

– Ô văng kiểu kiến trúc Châu Âu

– Ô văng gỗ

– Ô văng mái kết hợp…

Ô văng có cấu tạo như thế nào

Hiện nay, nhà bê tông cốt thép đang là lựa chọn phổ biến của nhiều người. Bởi vậy, khi thi công người ta thường kết hợp ô văng với lanh tô thành một khối thống nhất.

Cách bố trí ô văng bê tông cốt thép tương tự như bố trí tấm sàn nhưng diện tích và trọng lượng của nó nhỏ hơn nhiều mà thôi. Bởi thế, nó không có gì khác nguyên tắc bố trí thép sàn tiêu chuẩn.

Thi công ô văng cần tuân thủ những quy định nào

Những quy định cụ thể khi thi công ô văng
Những quy định cụ thể khi thi công ô văng

Ô văng là gì, khi thi công cần tuân thủ theo quy định nào? Không phải bạn muốn thi công ô văng như thế nào cũng được mà cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, nhà nước đã ban hành quyết định số 04/2008/QĐ-BXD và điều luật về thiết kế ô văng như sau:

Với phần nhô ra cố định

– Từ mặt vỉa hè tới độ cao 3,5m thì mọi bộ phận của ngôi nhà đều không được nhô ra quá phần chỉ giới đường đỏ trong đó có ô văng. Chỉ trừ một số trường hợp dưới đây:

+ Đường ống thoát nước mưa dạng đứng thiết kế ở mặt ngoài của ngôi nhà. Nó được phép vượt qua chỉ đỏ tầm 0,2m nhưng buộc phải đảm bảo thẩm mỹ, không làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan xung quanh.

+ Tính từ mặt vỉa hè độ cao từ 1m trở lên, ô văng hay bất cứ bộ phận trang trí nào không được phép vượt qua chỉ đỏ 0,2m

– Đối với khoảng không độ cao 3,5m so với mặt vỉa hè trở lên chỉ được phép vượt qua chỉ giới nếu đảm bảo những điều kiện cơ bản sau:

+ Độ vươn của ô văng: được quy định tùy thuộc vào chiều rộng của lộ giới. Cụ thể như sau: chiều rộng lộ giới 7m thì độ vươn 0, chiều rộng 7,12m thì độ vươn là 0,9m, chiều rộng lộ giới trên 12,15m thì độ vươn 1,2m, chiều rộng trên 15m thì độ vươn cho phép là 1,4m.

+ Vị trí, độ vươn của ô văng phải đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với tổng thể kiến trúc, cảnh quan của toàn khu vực.

+ Ở phần nhô ra gia chủ chỉ được phép làm ban công, không được phép che chắn thành buồng hoặc thành lô gia.

Với phần nhô ra không cố định

Phần nhô ra không cố định của cánh cửa tính từ mặt vỉa hè là 2,5m, không áp dụng đối với cửa thoát hiểm ở nhà công công. Cửa khi mở ra không được phép vượt qua chỉ giới đường đỏ

Với phần dưới mặt đất

Theo quy định của bộ xây dựng hiện hành, mọi thiết kế thi công ở bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Với mái đón và mái hè phố

Bộ xây dựng khuyến khích người dân xây dựng vỉa hè xanh sạch đẹp để phục vụ hoạt động công công nhưng phải đảm bảo nhưng tiêu chuẩn sau:

+ Thiết kế mái đón, ô văng phải đồng bộ với với toàn bộ cụm dân cư, dãy phố, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

+ Đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy

+ Độ vươn của mái đón, mái hè phố, ô văng không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

+ Phần không gian phía trên mái hè phố, mái đón, ô văng gia chủ không được phép tận dụng để làm việc khác; làm ban công, làm sân thượng, làm nơi trang trí bồn hoa, chậu cảnh…

Quy trình lắp đặt ô văng cửa sổ

Những lưu ý khi thi công ô văng
Những lưu ý khi thi công ô văng

Ô văng có thể lắp đặt cho cửa đi và cửa sổ. Trong đó, ô văng cửa sổ là chủ yếu. Quy trình lắp đặt ô văng cửa sổ tuân thủ theo các bước sau:

– Đầu tiên bạn phải kiểm tra ô văng đã đảm bảo về kích thước, hình dáng, thông số kỹ thuật như trong bản thiết kế chưa. Chú ý thời gian đúc bê tông, vị trí cốt thép trước khi lắp đặt.

– Di chuyển ô văng từ nơi thi công đến công trình cần lắp đặt

– Kiểm tra dàn giáo trước khi lắp đặt: để đảm bảo an toàn cho người thi công thì dàn giáo phải được thiết kế vững chắc, ổn định.

– Làm phần chống đỡ ở mép ngoài của ô văng, độ ngang bằng lắp đặt

– Cuối cùng, rải vữa đệm và lắp ô văng vào đúng vị trí, có thể điều chỉnh nếu muốn.

Hy vọng với những chia sẻ nói trên của chúng tôi bạn đã hiểu ô văng là gì. Nếu còn phân vân chưa hiểu hãy liên hệ tới số hotline: 035.699.6666, các chuyên gia của Sofia Việt sẽ tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng tận tình, chu đáo nhất.

Xem thêm:
035 699 6666