Bậc chịu lửa của công trình là một yếu tố có chức năng quan trọng cần được chủ đầu tư và đơn vị thi công quan tâm. Đặc biệt khi thực trạng hỏa hoạn trong đang diễn ra ngày một khó kiểm soát trong cuộc sống thường ngày hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này, Sofia Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin liên quan đến bậc chịu lửa và cách xác định để nâng cao tính an toàn.
Nội dung bài viết
Quy định bậc chịu lửa của công trình xây dựng
Bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của công trình theo tiêu chuẩn giới hạn kết cấu xây dựng chính. Bậc chịu lửa được quy định rõ ràng tại mục 1.5.19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD do Bộ Xây dựng ban hành.
Để xác định bậc chịu lửa công trình xây dựng, bạn cần có sự hiểu biết các thuật ngữ bao gồm:
+ Giới hạn chịu lửa: Thời gian công trình chịu lửa tính bằng phút hoặc giờ. Tính từ thời điểm bắt đầu thử chịu lửa tuân thủ chế độ nhiệt tiêu chuẩn đến lúc xuất hiện trạng thái giới hạn kết cấu cấu kiện. Gồm các trạng thái mất khả năng chịu lực, mất khả năng cách nhiệt, mất tính toàn vẹn.
+ Tuổi thọ công trình: Công trình xây dựng đảm bảo tính chất cơ lý thiết lập trong thiết kế, sử dụng hiệu quả ở điều kiện bình thường khi vận hành.
+ Độ bền vững: Tổng quản độ ổn định, độ bền công trình theo thời gian sử dụng.
Cách xác định bậc chịu lửa cho công trình xây dựng
Bậc chịu lửa tại các công trình xây dựng chính là hệ cột chịu lực, tường, vách cứng, thanh giằng, bộ phận thuộc sàn như xà, dầm… Tất cả các cấu kiện đó đều tham gia vào chức năng giữ tính ổn định tổng thể công trình. Giúp kiến trúc không bị biến dạng trong trường hợp không may xảy ra hỏa hoạn.
Theo đó, sự phân cấp bậc chịu lửa có giới hạn chống lại sức pháp hủy do hỏa hoạn cụ thể theo từng bộ phận như sau:
+ Buồng thang, cột tường chịu lực:
- Bậc I: 150 phút
- Bậc II: 120 phút
- Bậc III: 120 phút
- Bậc IV: 30 phút
+ Bậc cầu thang, cấu kiện khác của thang:
- Bậc I: 60 phút
- Bậc II: 60 phút
- Bậc III: 60 phút
- Bậc IV: 15 phút
+ Tường ngoài không chịu lực:
- Bậc I: 30 phút
- Bậc II: 15 phút
- Bậc III: 15 phút
- Bậc IV: 15 phút
+ Tường trong không chịu lực:
- Bậc I: 30 phút
- Bậc II: 15 phút
- Bậc III: 15 phút
- Bậc IV: 15 phút
+ Tấm lát, cấu kiện chịu lực khác của sàn nhà:
- Bậc I: 60 phút
- Bậc II: 45 phút
- Bậc III: 45 phút
- Bậc IV: 15 phút
+ Tấm lát, cấu kiện chịu lực khác của mái nhà:
- Bậc I: 30 phút
- Bậc II: 15 phút
- Bậc III: Không quy định
- Bậc IV: Không quy định
Đối với bậc chịu lửa của nhà khung thép mái tôn thông thường sẽ được đơn vị phòng chống chữa cháy áp dụng vào nhà bậc V. Trong đó, diện tích khoang cháy thường là 1200m2 cho mỗi tầng. Nếu công trình diện tích lớn hơn yêu cầu gia tăng bậc chịu lửa bằng giải pháp thay thế vật liệu hay sơn chống cháy cho cột kèo.
Lưu ý về ứng dụng vật liệu cho bậc chịu lửa của công trình
Bên cạnh việc xác định bậc chịu lửa của công trình bạn đừng quên tìm hiểu vật liệu ứng dụng chống cháy của kiến trúc xây dựng.
+ Công trình bậc chịu lửa III: Sàn tầng một, tầng trên, chân tường tầng hầm làm bằng vật liệu khó cháy, thời gian chịu lửa tối thiểu 60 phút.
+ Công trình nhà ở bậc chịu lửa IV, V: Làm sàn tầng hầm, chân tường bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa tối thiểu 45 phút.
+ Tại phòng sản xuất, sử dụng, bảo quản chất lỏng, chất dễ cháy đòi hỏi ứng dụng xà nhà bằng vật liệu chống cháy.
+ Các trường hợp được phép sử dụng vật liệu thường lợp mái là ngôi nhà có tầng hầm, mái bằng cấu kiện chịu chống cháy. Tương tự công trình có khoảng cách so với đường xe lửa đầu máy nước cách từ 30m trở xuống.
Trên đây là tổng quan kiến thức bậc chịu lửa công trình, hy vọng đã phần nào hữu ích đối với bạn. Để có được biện pháp áp dụng hoàn hảo nhất, tốt hơn hết bạn nên tìm đến sự tư vấn bởi đơn vị giàu kinh nghiệm như Sofia Việt. Với sự am hiểu chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, chúng tôi chắc chắn đưa ra cho bạn cách xác định bậc chịu lửa đúng quy định.
Thông tin chi tiết các công trình do công ty thực hiện, bạn có thể tham khảo tại https://sofiaviet.com/. Mỗi dự án hoàn thành đều nhận đánh giá tích cực từ chủ đầu tư, xây dựng sự yên tâm trong quá trình khai thác vận hành. Hoặc liên hệ trực tiếp số đường dây nóng và trao đổi mong muốn xác định bậc chịu lửa của công trình hiệu quả bạn nhé!
- Phong thủy cầu thang và những lưu ý quan trọng khi thực hiện
- Đặc điểm trong thiết kế nhà phong cách Nhật
- Top 5 ý tưởng thiết kế phòng giặt đồ hiện đại dành cho gia đình bạn
- Mẹo decor phòng ngủ đơn giản, tiết kiệm diện tích phòng
- Khám phá những đặc trưng nổi bật của phong cách nội thất Urban
- Khám phá đặc điểm các phong cách kiến trúc phổ biến nhất
- Móng băng và những thông tin chi tiết có liên quan bạn nhất định cần biết
- Tham khảo biện pháp thi công đài móng đúng tiêu chuẩn
- Top 10 đồ trang trí phòng ngủ cho không gian của bạn
- Trần giả là gì? Có nên làm trần giả hay không?
- Cách tính hướng giường ngủ khi thi công xây dựng chuẩn phong thủy
- Lựa chọn mẫu vách ngăn nhà vệ sinh nào phù hợp công trình của bạn?
- Ngói lưu ly là gì? Ngói lưu ly có những loại nào?
- Gạch tàu lát sàn và những ưu điểm được ưa chuộng đầu tư
- Hướng nhà tuổi 1986 – Dịch vụ thiết kế nội thất phong thủy Sofia Việt
- Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp hiện đại 2021
- Hướng nhà tuổi 1986, hướng nhà sinh tài lộc cho gia chủ
- Những mẫu cửa sắt 4 cánh đẹp hiện đại giá rẻ 2022
- Tổng hợp mẫu cửa gỗ đẹp 4 cánh hiện đại sang trọng
- Tham khảo một số giải pháp thiết kế đèn phòng khách ấn tượng
- Tác dụng của nhà chống lũ là gì? Hiệu quả mang lại từ nhà chống lũ
- Vì sao nên sử dụng bàn học thông minh cho bé?
- Top 10 xu hướng nội thất thông minh đón đầu trào lưu năm 2022
- Phong cách minimalism và những điều nhất định phải biết
- Hướng dẫn thực hiện nguyên tắc ốp gạch tường trong quy trình thi công
- Bật mí những xu hướng thiết kế nội thất biệt thự HOT nhất hiện nay
- Công ty sửa nhà uy tín, đảm bảo tiến độ ở Hà Nội
- Mẫu thiết kế nội thất chung cư Vinhomes khiến bạn phải mê mẩn
- Dầm nhà là gì? Khoảng cách dầm nhà bao nhiêu là hợp. Cách thiết kế dầm nhà hợp phong thủy