Những lưu ý trong thiết kế bếp dưới gầm cầu thang hợp phong thủy

Bếp dưới gầm cầu thang là một trong những ý tưởng thiết kế kiến trúc nhằm tối ưu hóa không gian nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, muốn thực hiện thành công để hình thành nên không gian chức năng hiệu quả là điều không hề dễ dàng. Nếu bạn đang mong muốn kiếm tìm cho gia đình mình giải pháp hoàn hảo nhất, đảm bảo tính phong thủy giúp thu hút tài lộc, may mắn. Đừng quên bỏ túi cho mình kinh nghiệm hữu ích sau đây bạn nhé!

 

Ý tưởng bếp dưới gầm cầu thang độc đáo
Ý tưởng bếp dưới gầm cầu thang độc đáo

Xác định kích thước cầu thang chuẩn xác

Đặt bếp ở khu vực dưới gầm cầu thang mang đến một diện mạo đầy mới lạ cho ngôi nhà. Vị trí bị coi là “góc chết” của ngôi nhà đã được tận dụng tối đa. Giúp quá trình bố trí nội thất trở nên gọn gàng và hỗ trợ sinh hoạt tiện ích hơn.

Tùy thuộc vào khoảng diện tích thực tế của gầm cầu thang để hình thành nên ý tưởng thiết kế bếp. Do đó, bạn cần xác định chính xác kích thước của cầu thang để thi công thuận lợi, phục vụ công việc nội trợ một cách tốt nhất. Với đồ nội thất vừa vặn sẽ nâng cao tính linh hoạt trong ứng dụng và gia tăng thẩm mỹ tổng thể kiến trúc.

 

Xác định kích thước và hướng đặt bếp dưới gầm cầu thang hợp lý
Xác định kích thước và hướng đặt bếp dưới gầm cầu thang hợp lý

Lựa chọn hướng và vị trí bếp

Cũng tương tự như bếp tại các khu vực khác, bếp dưới gầm cầu thang đòi hỏi việc lựa chọn hướng bếp sao cho phù hợp. Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh hoạt và sức khỏe, sự phát triển của các thành viên trong nhà. Theo các chuyên gia phong thủy, bếp nên đặt ở hướng xấu nhìn về hướng tốt. Như vậy giúp gia đình tránh những điều không may, đón nhận nhiều phúc lộc.

Bên cạnh đó, gia chủ còn cần lưu ý vị trí đặt bếp dưới gầm cầu thang như sau:

+ Cửa bếp không được nhìn thẳng ra cửa chính, không được đối diện cửa nhà vệ sinh hay phòng ngủ.

+ Ngay trên nơi đặt bếp không để nhà vệ sinh.

+ Không đặt bếp đun nằm đối diện hoặc ngay cạnh bồn rửa, tủ lạnh, khoảng cách xa tường áp bàn bàn thờ, xa giường ngủ và bồn cầu.

+ Bếp không được nằm dưới vị trí xà ngang đè qua.

+ Phía sau bếp đun phải là bờ tường…

 

Chú trọng màu sắc cùng hệ thống ánh sáng bếp dưới gầm cầu thang
Chú trọng màu sắc cùng hệ thống ánh sáng bếp dưới gầm cầu thang

Màu sắc và ánh sáng bếp dưới gầm cầu thang

Màu sắc cùng với ánh sáng là những tiêu chí mà bất cứ ý tưởng thiết kế kiến trúc, bài trí nội thất nào cũng cần đặc biệt quan tâm. Đối với bếp dưới gầm cầu thang, bạn nên ưu tiên gạch gốp tường có gam màu nhã nhặn để tạo sự dễ chịu, gần gũi. Ngoài ra, phải kể đến màu sắc theo Ngũ hành tương ứng Hỏa, Mộc, Thổ… Tránh lựa chọn màu của hành Thủy (nước) bởi sự xung khắc với yếu tố lửa (Hỏa) của bếp khắc.

Bếp dưới gầm cầu thang nằm ở vị trí thiếu ánh sáng nhất trong nhà. Vì thế, quá trình thiết kế cần phải thiết lập hệ thống đèn chiếu sáng (đèn âm trần, đèn led) tại nhiều điểm. Lưu ý, không nên chọn đèn mang quá nhiều chi tiết rườm rà bởi tạo cảm giác rối mắt, thu hẹp diện tích. Đồng thời, trang bị cửa sổ nhằm đón nhận ánh sáng tự nhiên, gia tăng độ thông thoáng cho khu vực nấu nướng.

 

Cách lựa chọn và sắp đặt đồ nội thất cho bếp dưới gầm cầu thang khoa học
Cách lựa chọn và sắp đặt đồ nội thất cho bếp dưới gầm cầu thang khoa học

Cách bố trí đồ nội thất cho bếp dưới gầm cầu thang

Sau khi đã chọn được hướng, phân chia bố cục bếp phía dưới gầm cầu thang. Giờ là lúc bạn cần tham khảo cách bố trí đồ nội thất cho khu vực này sao cho hoàn hảo.

Thông thường, tủ bếp kết hợp cùng với bếp nấu và chậu rửa ở mặt trên. Phần mặt dưới tủ bếp là không gian chứa đựng bát đũa, vật dụng nhà bếp. Nếu như ngôi nhà của bạn sở hữu khu vực gầm cầu thang rộng rãi. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tủ bếp hình chữ L với khả năng bày trí những chai rượu yêu thích. Hoặc đầu tư kiểu tủ bếp hình chữ U có quầy bar nhỏ sẽ rất độc đáo.

Về bàn ăn, nên chọn kiểu dáng tròn hoặc chữ nhật nhằm tiết kiệm tối đa diện tích không gian. Trường hợp cầu thang đóng vai trò ngăn khách phòng bếp với phòng khách, bạn nên đặt bàn ăn song song lan can ở phía sau cầu thang.

Ngoài ra, bếp dưới cầu thang còn cần đến hệ thống thông gió, thiết bị hút mùi để duy trì bầu không khí trong sạch. Tránh việc bị ám mùi dầu mỡ, mùi thực phẩm sau mỗi lần nấu nướng. Giảm nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống và bảo vệ sức khỏe các thành viên gia đình.

 

Khu vực nấu nướng kết hợp ăn uống tận dụng góc chết trong ngôi nhà
Khu vực nấu nướng kết hợp ăn uống tận dụng góc chết trong ngôi nhà

Trên đây là tổng hợp những lưu ý quan trọng đối với thiết kế bếp dưới gầm cầu thang theo phong thủy. Hy vọng đã phần nào cung cấp đến bạn kiến thức hữu ích, hình thành không gian sinh hoạt như ý. Bất cứ khó khăn cần được hỗ trợ về giải pháp thi công, bạn hãy liên hệ Công ty Cổ phần Xây dựng Kiến trúc Sofia Việt qua số hotline 035 699 6666. Đội ngũ kiến trúc sư tài năng của đơn vị chắc thỏa mãn mọi kỳ vọng bạn mong muốn.

Xem thêm:
035 699 6666