coc-khoan-nhoi-2

Hướng dẫn chi tiết quy trình thi công cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là gì? Người ta dùng cọc khoan nhồi để làm gì? Tiêu chuẩn thiết kế, thi công cọc khoan nhồi ra sao hiệu quả, chất lượng? Những kiến thức xây dựng chuyên ngành này chắc chắn nhiều gia chủ, nhiều bạn đọc chưa tường tận. Vì vậy, Sofia Việt cung cấp thông tin chuẩn xác dưới đây bạn có thể tham khảo ngay.

Cọc khoan nhồi là gì

Cọc khoan nhồi là loại móng sâu được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng từ 10 năm trở lại đây. Cọc thường được thiết kế với đường kính từ 60cm đến 300cm với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với đặc điểm riêng của từng công trình.

Cọc khoan nhồi được tạo thành từ phương pháp khoan hiện đại. Nó giúp người thi công dễ dàng hạ độ sâu của nền móng, tăng đường kính của móng mà không mất nhiều thời gian. Vì thế, phương án này ngày càng được sử dụng phổ biến, nhất là đối với những công trình lớn, những công trình cao đòi hỏi độ chịu tải lớn.

Quy trình thi công khoan cọc nhồi như thế nào

coc-khoan-nhoi-1

Quy trình thi công cọc khoan nhồi

Để cọc đảm bảo chất lượng tốt nhất thì bạn cần nắm rõ tiêu chuẩn thiết kế cọc khoan nhồi như thế nào? Tiếp đến, phải thi công theo đúng quy trình. Chỉ một sai sót nhỏ trong thiết kế, thi công có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Vì thế, tìm hiểu kỹ càng, trang bị kiến thức chuyên sâu trước khi tiến hành là điều vô cùng cần thiết. Tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi cần đảm bảo theo đúng các bước sau:

Chuẩn bị, định vị cọc khoan

Khi thi công bất cứ hạng mục công trình nào bạn đều cần phải chuẩn bị chu đáo. Khoan cọc nhồi cũng thế, trước khi tiến hành bạn phải: tìm hiểu nền đất, địa tầng, thủy văn của nó. Sau đó, khảo sát mạch nước ngầm và lên phương án cho từng trường hợp cụ thể:

– Loại bỏ chướng ngại vật trong lòng đất nếu có

– Cung ứng nguyên vật liệu theo từng giai đoạn

– Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, máy móc, nhân công nhân để thi công

– Di chuyển chất thải ra xa công trường, khu dân cư nhằm tránh ô nhiễm.

– Tiến hành san lấp mặt bằng rồi giác móng. Muốn giác móng chuẩn bạn cần sử dụng máy định vị các trục, các tọa độ.

– Lấy tim cọc tức đóng cọc tiêu bằng thép tại các vị trí quan trọng của nền nhà.

Khoan tạo lỗ, rung hạ ống vách

coc-khoan-nhoi-2

Lưu ý khi mũi khoan chạm đáy mới bắt đầu quay

Để rung hạ ống vách thì cần có máy rung, ống vách. Khi khoan lỗ ống vách phải thực hiện từ chậm đến nhanh. Lúc tiến hành có thể nâng lên hạ xuống từ 1 đến 2 lần nhằm giảm lực mát. Chú ý, khi mũi khoan chạm đáy nền thì mới bắt đầu quay với tốc độ chậm để tăng mô men quay.

Kiểm tra độ sâu, vệ sinh hố khoan

Muốn kiểm tra độ sâu hố khoan thì cần xác định được chiều sâu lớp mùn mà mình cần nạo vét lên. Sau khi kiểm tra hố khoan cọc nhồi đã đạt tiêu chuẩn thì mới tiến hành công đoạn tiếp.

Vệ sinh sạch sẽ hố khoan, nạo hết lớp đất đá ở bề mặt, loại bỏ hết các vật liệu không cần ra khỏi hố để không làm ảnh hưởng đến việc thi công cọc khoan nhồi. Trường hợp hố có nước, bạn hãy dùng ống kim loại hoặc ống nhựa PVC đường kính từ 60mm đến 100mm đặt dưới đáy và dùng bơm đẩy nước nước, bùn lên trên, ra ngoài.

Lắp dựng cốt thép

Dựa trên bản vẽ chi tiết chúng ta sẽ tiến hành lắp dựng cốt thép theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Giữa các cấu kiện phải dùng dây buộc hoặc dùng mối hàn để đảm bảo độ chắc chắn. Trường hợp cọc chiều dài cực lớn thì cần dùng bulong để nối mới đảm bảo độ an toàn, không bị tụt khi thi công.

Đổ bê tông cọc khoan nhồi

Sau khi hoàn thành công đoạn thối rửa đáy hố khoan bạn sẽ tiến hành đổ bê tông cọc khoan nhồi. Để đảm bảo chất lượng người ta thường dùng mạc bê tông 250, không chứa bất kỳ tạp chất nào.

Ở lớp bê tông đầu tiền nên sử dụng nút bằng bao tải chứa xi măng nhão, loãng. Như thế sẽ hạn chế lớp bê tông tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan ở đáy hố. Đến lúc bê tông đã đổ lên đến miệng hố, chúng ta sẽ kiểm tra để gạt bỏ lớp bê tông trên cùng bị nhiễm bùn, nhiễm tạp chất.

Lấp đầu cọc và rút ống vách khỏi hầm

Bạn nên dùng loại đá 1×2 và đá 4×6 để lấp đầu cọc. Phần cọc lấp phải bằng với mặt đất tự nhiên. Khi lấp cần dùng máy dầm để dầm vật liệu xuống sao cho chắc chắn nhất. Cuối cùng, rút ống vách lên.

Cuối cùng, kiểm tra và nghiệm thu

Công đoạn cuối cùng khi cọc khoan nhồi là kiểm tra chất lượng, độ an toàn kỹ thuật của công trình. Nghiệm thu công trình giúp phát hiện ra sai sót về kỹ thuật trước khi thi công các hạng mục tiếp theo. Khâu này cực kỳ quan trọng vì nó liên quan đến độ bền vững, tuổi thọ của cả công trình.

Công trình nghiệm thu đạt chuẩn thì sẽ tiến hành thi công theo bản thiết kế. Nếu chưa đạt cần phải khắc phục đến khi đạt yêu cầu mới tiếp tục công đoạn tiếp theo.

Một số sự cố thường gặp khi khoan cọc nhồi

coc-khoan-nhoi-3

Khoan cọc nhồi có thể gặp nhiều sự cố không mong muốn

Khi thi công khoan cọc nhồi bạn có thể gặp một số sự cố như:

– Biến động địa tầng khiến khối lượng bê tông đổ xuống lớn hơn so với tính toán ban đầu

– Hiện tượng sập thành vách lỗ khoan hoặc không thể hạ được chiều dài lồng thép

– Khi khoan cọc gặp phải vật cản, thân cọc bị hang hốc, bị co thắt

– Cũng không loại trừ bê tông bị tắc nghẽn ở trong ống, bị nhân tầng, bị đứt đoạn trong thân cọc

Trên đây là đầy đủ những thông tin cần thiết về cọc khoan nhồi bạn có thể tham khảo. Nếu vẫn còn vướng mắc chưa hiểu vui lòng liên hệ theo số hotline: 035.699.6666, các chuyên gia của Sofia Việt sẽ hỗ trợ tận tình, chu đáo.

Xem thêm:
035 699 6666