Hướng dẫn chi tiết cách sơn pu bằng tay đạt chuẩn kỹ thuật

Sơn PU là gì? Pha chế sơn như thế nào đúng chuẩn? Cách sơn PU bằng tay ra sao đảm bảo đúng chuẩn kỹ thuật, bền đẹp theo thời gian? Đây chắc hẳn là những kiến thức khá mới mẽ với nhiều người. Để giúp bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích về sơn PU, chúng tôi chia sẻ thông tin dưới đây đừng nên bỏ qua nhé!

Sơn PU là gì

Sơn PU là cụm từ viết tắt của Polyurethane. Đây vốn là loại Polymer gồm nhiều đơn vị hữu cơ liên kết cùng urethane. Hiện nay, dòng sơn này được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất, trong ngành thủ công mỹ nghệ.

Sơn PU được chia làm 3 thành phần chính. Sơn lót có công dụng làm nền hoặc làm nhẵn bề mặt gỗ, che đi những khuyết điểm trên bề mặt. Còn sơn phủ có công năng phủ lên bề mặt gỗ để làm thay đổi màu tùy theo sở thích của người dùng. Sơn bóng là lớp phủ ngoài cùng giúp sản phẩm luôn sáng đẹp, bắt mắt.

Cách pha chế sơn PU đúng chuẩn

Sơn cần pha chế theo đúng tỉ lệ
Sơn cần pha chế theo đúng tỉ lệ

Trước khi tìm hiểu cách sơn PU bằng tay đúng chuẩn kỹ thuật bạn cần nắm rõ công thức pha chế sơn PU. Theo chia sẻ kinh nghiệm của những người thợ lâu năm, sơn PU cần pha chế theo tỉ lệ sau:

– Đối với sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng

– Đối với sơn phủ: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu

– Đối với sơn bóng:  2 bóng + 1 cứng + xăng

Cách sơn PU bằng tay đúng chuẩn kỹ thuật bạn nên biết

Các bước tiến hành sơn PU bằng tay
Các bước tiến hành sơn PU bằng tay

Sau khi hoàn thành công đoạn pha chế sơn PU theo đúng tỉ lệ bạn bắt đầu quy trình sơn lên đồ gỗ nội thất. Các bước tiến hành như sau:

– Bước 1: xử lý bề mặt đồ gỗ, chà nhám

Chà nhám giúp bề mặt gỗ được làm sạch, phẳng phiu, mịn màng. Tốt nhất nên dùng giấy nhám P240 để chà. Lưu ý, nếu mẫu sơn bạn dùng có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ thì cần dùng thêm bột bã tức bột màu. Công dụng của bột bã là lấp đầy các khuyết điểm trên bề mặt. Nếu như không thực hiện công đoạn này bạn sẽ mất rất nhiều thời gian mới tram hết các khe trên bề mắt sản phẩm sau khi sơn xong.

– Bước 2: Sơn lót lần 1

Cách sơn PU bằng tay đúng chuẩn kỹ thuật là cần phải sơn lót 2 lần. Công thức pha sơn như thế nào bạn cần tiến hành như chúng tôi hướng dẫn nói trên. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện môi trường có thể giảm bớt hoặc gia tăng hàm lượng nhàm hạn chế tốc độ bay hơi của sơn.

Nếu như bạn đã làm tốt công đoạn bã bột trước đó thì việc sơn lót không có gì khó khăn, chỉ cần dùng súng phun đều tay là ổn.

– Bước 3: Tiến hành chà nhám lần 2, phun lót lần 2

Để bề mặt nội thất đẹp, sáng bóng bạn cần tiến hành chà nhám và phun lót lần 2. Dùng giấy nhám chuyên dụng P320 làm sạch bề mặt rồi phun lót lên bề mặt nhằm gia tăng độ mịn cho sản phẩm.

Nếu như chúng ta bỏ qua công đoạn này thì tuổi thọ, độ bền của gỗ sẽ giảm đi vài ba năm. Lưu ý, sau khi sơn xong phải chờ sơn khô trong 25 đến 30 phút mới tiến hành các bước tiếp theo.

– Bước 4: Phun màu bề mặt sản phẩm

Cách sơn PU bằng tay cần lưu ý công đoạn phun màu. Bước này chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Phun màu đạt 90% theo phiên bản màu bạn muốn

+Giai đoạn 2: Tiến hành phun màu lần 2 để hoàn thiện bảng màu theo đúng yêu cầu. Trong bước này nhớ sơn đậm hơn ở các vị trí còn thiếu màu hoặc màu nhạt.

– Bước 5: Sơn bóng bề mặt sản phẩm

Lưu ý khi phủ bóng bề mặt sản phẩm
Lưu ý khi phủ bóng bề mặt sản phẩm

Hoàn thành công đoạn phun màu sẽ đến bước phun bóng. Tùy nhu cầu bạn có thể chọn sơn bóng mờ 10%, 20%, 30%… đến 100%. Sơn bóng cần được pha chế theo đúng tỉ lệ nói trên.

Sơn bóng có công dụng giúp bề mặt sản phẩm căng bóng, mịn màng, bắt mắt. Lưu ý, chỉ nên tiến hành sơn bóng khi thời tiết thuận lợi, môi trường không có bụi bẩn.

Sản phẩm sau khi đã hoàn thành các công đoạn sơn nói trên cần bảo quản ở nơi sạch sẽ, không bị bám bụi trong thời gian từ 12 tiếng đến 16 tiếng là có thể đưa vào sử dụng an toàn.

Một số lỗi thường gặp khi sơn PU bằng tay

Lỗi sơn chảy xệ
Lỗi sơn chảy xệ

Trong quá trình sơn PU bằng tay bạn có thể gặp một số lỗi như: sơn bị nổi bọt, sơn chảy xệ không khô. Vậy, cách khắc phục khi gặp tình huống này như thế nào?

– Đối với trường hợp sơn bị nổi bọt: Nguyên nhân là do lớp sơn lót, sơn màu chưa khô mà bạn đã tiến hành phủ bóng dẫn đến hiện tượng nổi bọt. Muốn khắc phục lỗi này chỉ cần đợi sơn khô hoàn toàn rồi mới tiến hành. Thông thường, thời gian sơn khô giữa mỗi bước từ 20 phút đến 30 phút nhé? Bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi.

– Đối với trường hợp sơn chảy xệ: Nguyên nhân cũng là do lớp sơn trước chưa khô bạn đã phủ lên lớp sơn mới khiến nó không kịp bám vào bề mặt mà gây nên hiện tượng chảy xệ.

Để khắc phục, hãy kiên nhẫn chờ sơn khô hoặc đặt sản phẩm nằm ngang thay vì đặt theo phương thẳng đứng.

Trên đây là hướng dẫn cách sơn PU bằng tay chi tiết, cụ thể, đúng chuẩn kỹ thuật bạn có thể tham khảo. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm có thể liên hệ tới xưởng gỗ nội thất của Sofia Việt theo số hotline: 035.699.6666 sẽ được hỗ trợ tận tình, chu đáo.

Xem thêm:
035 699 6666