Cách tính chi phí xây nhà chi tiết nhất

Kinh nghiệm xây nhà vừa đẹp vừa tiết kiệm chi phí

Chúng ta chắc chắn phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ để có thể xây dựng cho mình một không gian sống ưng ý. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bí quyết giúp bạn tiết kiệm chi phí cho quá trình xây dựng. Bằng cách vạch ra một kế hoạch đúng đắn cùng các quyết định thông minh và thấu đáo, bạn sẽ có thể xây dựng ngôi nhà mơ ước của riêng mình trong khoản ngân sách dự trù.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn những kinh nghiệm xây nhà hữu hiệu nhất để bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Cách tính chi phí xây nhà dễ hiểu và chính xác nhất

Để ước lượng khoản chi phí xây nhà sao cho hợp lý, bạn chỉ cần nắm một số công thức tính khá đơn giản nhưng mang lại độ chính xác cao. Với cách tính toán này, bạn có thể áp dụng cho hầu hết các kiểu nhà cấp 4 hoặc các nhà khác có thiết kế gần tương tự.

Cách tính chi phí xây nhà chi tiết nhất

Cách tính chi phí xây dựng một cách tiết kiệm

Cách tính diện tích

Diện tích thi công là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để tính giá thành xây nhà. Giá tầng lầu tăng bao nhiêu thì chi phí xây tăng lên bấy nhiêu. Ngoài ra, nếu bạn muốn xây thêm các khu vực phụ như sân thượng hoặc hiên nhà thì phải bỏ thêm một khoản chi phí xây dựng.

Dưới đây là một trong những cách tính chi phí dựa theo diện tích phổ biến nhất hiện nay:

  • Tầng trệt: 100%
  • Tầng lầu: 100% cho một lầu (bao nhiêu tầng lầu thì nhân lên bấy nhiêu)
  • Mái: 30% cho mái tôn, 50% cho mái bằng và 70% cho mái ngói
  • Sân: 50%

Cách tính chi phí móng

  • Móng đơn: Đã bao gồm trong đơn giá xây dựng
  • Móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Móng cọc ép tải: [250.000 đồng/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng] + [Hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng một (+sân) x đơn giá phần thô]
  • Móng cọc khoan nhồi: [450.000 đồng/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng một (+sân) x đơn giá phần thô]

Lưu ý:

  • Đơn giá trên chỉ là ví dụ, có thể xê dịch tùy theo từng đơn vị hoặc khu vực xây dựng
  • Phần móng cọc còn chịu ảnh hưởng bởi số lượng và chiều dài cọc. Ngoài ra, bạn phải tính thêm chi phí cho nhân công ép cọc nếu sử dụng cọc ép tải.

Cách tính chi phí xây nhà cụ thể nhất

Công thức tính chi phí xây nhà dựa theo phần móng

Đơn giá xây dựng tính trên một mét vuông

Nhìn chung, giá xây dựng phần thô áp dụng cho nhà phố và biệt thự tại các thành phố lớn hiện nay đang dao động trong khoảng từ 2.800.000 – 3.200.000 đồng/m2 xây dựng. Trong đó, giá xây dựng nhà trọn gói rơi vào khoảng từ 4.300.000 – 7.000.000 đồng/m2 xây dựng tùy theo quy mô công trình và chủng loại vật tư yêu cầu.

Ví dụ về công thức tính chi phí xây nhà

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công thức tính toán này, chúng tôi xin gửi tới một ví dụ cụ thể sau đây. Nếu bạn muốn xây một ngôi nhà 1 trệt 2 lầu trên nền đất diện tích 5 x 10m, móng băng một mái, mái tôn và dùng vật liệu tốt thì chi phí xây dựng sẽ được tính như sau:

Tính diện tích:

  • Tầng trệt: 5 x 10 = 50 (m2)
  • Tầng lầu: 5 x 10 x 2 = 100 (m2)
  • Mái tôn: 5 x 10 x 30% = 15 (m2)
  • Tổng diện tích: 50 + 100 + 15 = 165 (m2)

Tính chi phí: Lấy ví dụ đơn giá phần thô là 3.000.000 đồng và đơn giá xây dựng là 5.500.000 đồng thì chi phí xây dựng sẽ là:

  • Móng băng một phương: 5 x 10 x 30% x 3.000.000 = 45.000.000 (đồng)
  • Chi phí xây thô và hoàn thiện: 165 x 5.500.000 = 907.500.000 (đồng)

>>> Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội

Những kinh nghiệm xây nhà giúp tiết kiệm chi phí không phải ai cũng biết

Trong thời điểm giá cả đang leo thang như hiện nay, chi phí xây dựng ngày càng tăng do vật tư đắt đỏ, công thợ cao,… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiết kiệm được các khoản chi phí tối đa khi xây nhà theo một số kinh nghiệm dưới đây

Tổng hợp kinh nghiệm xây nhà

Tổng hợp kinh nghiệm xây nhà để tiết kiệm chi phí

Tiết kiệm trong kết cấu, nội thất ngôi nhà

Về kết cấu: Nếu ngôi nhà của bạn chỉ có từ ba tầng trở xuống, không có quá nhiều cửa, địa chất đất nhà tốt thì bạn hãy chọn giải pháp tường xây chịu lực thay vì khung bê tông chịu lực. Tất nhiên, nhà làm bằng khung bê tông chịu lực sẽ giúp bạn chủ động hơn trong vấn đề sửa chữa sau này, nhưng nếu bạn tính toán kỹ công năng ngay từ đầu thì việc thay thế này hoàn toàn không có vấn đề gì.

Về nội thất: Nếu có thể, bạn hãy tận dụng những món đồ nội thất cũ và làm mới chúng để cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, bạn cần đo đạc cẩn thận những đồ đạc tận dụng phù hợp với từng vị trí trong bản thiết kế. Ví dụ, bạn có thể sử dụng giải pháp xây, ốp đá bệ bếp thay vì đóng kệ gỗ nước. Hoặc bạn có thể xây bể nước mái thay vì mua bể mới.

Tiết kiệm bằng cách thuê người tư vấn và giám sát thi công

Nhiều người cho rằng, việc tự giám sát công trình sẽ giúp mình tiết kiệm chi phí so với việc thuê người tư vấn và giám sát thi công. Điều này hoàn toàn ngược lại, bởi khi bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc tự giám sát thợ thi công, công trình khó có thể đạt kết quả tốt, đồng thời kinh phí thi công có thể đội lên nhiều so với dự tính ban đầu.

Tiết kiệm chi phí thuê thiết kế

Giá thiết kế nhà của các công ty thiết kế chuyên nghiệp vào khoảng từ 120.000 – 150.000 đồng/m2 xây dựng (tùy loại nhà). Nếu nhà bạn có diện tích xây dựng là 150m2 thì tiền công thiết kế rơi vào khoảng trên dưới 20 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua hồ sơ thiết kế mẫu nhà có sẵn của các công ty thiết kế với giá rẻ (khoảng từ 500.000 – 2.000.000 đồng) rồi thuê hoặc tự chỉnh sửa lại một chút để phù hợp với ngôi nhà của mình.

Tiết kiệm vật liệu

Để tiết kiệm chi phí vật liệu trong quá trình thi công, bạn phải giám sát thợ xây thật kỹ, bắt họ làm một cách tiết kiệm, trộn vữa đúng tỉ lệ và ít vương vãi nhất. Cần phải bắt thợ làm đúng hợp đồng, trong hợp đồng cần ghi rõ nếu thợ làm sai thiết kế thì phải đập đi làm lại và tự chịu phần chi phí xây lại này.

Bên cạnh đó, để có thể mua vật liệu xây dựng với giá thành chuẩn, bạn nên tham khảo nhiều địa chỉ bán và tìm hiểu các loại vật liệu khác nhau. Có rất nhiều loại gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh của nhiều hãng không nổi tiếng nhưng lại có chất lượng bền đẹp và giá thành hợp lý. Nếu bạn chịu khó tham khảo, bạn sẽ có thể tiết kiệm kha khá tiền cho vật liệu xây dựng đấy.

Hy vọng những kinh nghiệm xây nhà trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tiết kiệm chi phí xây dựng, vật liệu thi công cho công trình của mình. Nếu cảm thấy việc tính toán này mất quá nhiều thời gian và công sức thì bạn có thể liên hệ ngay với Công ty CP xây dựng kiến trúc Sofia Việt để được hỗ trợ dịch vụ xây dựng nhà trọn gói chất lượng, giá rẻ của chúng tôi. Công ty CP xây dựng kiến trúc Sofia Việt tự hào được đồng hành trong quá trình thiết kế và xây dựng không gian sống mơ ước của bạn.

Xem thêm:
035 699 6666