Đặc điểm của móng cọc và lưu ý thi công đảm bảo sự bền vững

Móng cọc là một trong những loại móng thường được sử dụng đối với nền đất yếu, đảm bảo sự bền vững cho công trình. Vậy móng cọc có đặc điểm như thế nào, quá trình thi công cần lưu ý gì? Theo dõi ngay thông tin Sofia Việt chia sẻ dưới đây để trang bị kiến thức hữu ích nhất bạn nhé!

Móng cọc được sử dụng cho công trình có nền đất yếu
Móng cọc được sử dụng cho công trình có nền đất yếu

Đặc điểm của móng cọc

Móng cọc có hình trụ dài và dùng vật liệu bê tông kết hợp cọc cừ tràm chắc chắn. Nhiệm vụ móng truyền tải trọng công trình xuống lớp đất tốt cùng với sỏi đá dưới sâu, xung quanh móng. Mang đến sự trợ giúp ổn định cho cấu trúc công trình kiến trúc xây dựng trên móng.

Thiết kế chi tiết móng cọc xây dựng
Thiết kế chi tiết móng cọc xây dựng

Cấu tạo móng cọc bao gồm 2 phần chính là:

+ Đài cọc: Chức năng liên kết giữa các cọc móng với nhau. Khoảng cách 2 giữa các cọ là 3D và cọc xiên 1.5D… Độ sâu chôn cọc trong đài đúng kỹ thuật sẽ lớn hơn 2D, không vượt quá 120cm so với đầu cọc nguyên.

+ Hệ thống cọc: Cọc móng chủ yếu làm từ bê tông cốt thép nhằm tạo sự chắc chắn. Ngoài ra còn có thể sử dụng cọc gỗ, cọc hỗn hợp…

Thiết kế móng cọc phân chia thành 2 loại chính gồm:

+ Móng đài cao: Đài cọc nằm cao hơn mặt đất với chiều sâu móng nhỏ hơn chiều cao các cọc, chịu tải trọng uốn nén tốt.

+ Móng đài thấp: Có đài cọc nằm dưới mặt đất, có lực ngang móng cân bằng áp lực đất dựa theo độ sâu đặt móng.

Cấu tạo móng cọc chắc chắn, nâng cao tính bền vững cho công trình xây dựng
Cấu tạo móng cọc chắc chắn, nâng cao tính bền vững cho công trình xây dựng

Lưu ý thi công móng cọc theo tiêu chuẩn đảm bảo sự bền vững

Để đảm bảo cho tính bền vững công trình, đơn vị thi công móng cọc sẽ phải tuân thủ các yếu tố kỹ thuật xây dựng cần thiết. Theo đó, dịch vụ của Công ty Cổ phần Xây dựng Kiến trúc Sofia Việt thực hiện những bước như sau:

Chuẩn bị mặt bằng

+ Đội ngũ kiến trúc sư khảo sát địa chất công trình, từ đây có được sự đánh giá kỹ lưỡng điều kiện thuận lợi phục vụ công tác thi công.

+ Dọn dẹp, tạo mặt bằng phẳng hỗ trợ công việc diễn ra thuận lợi.

+ Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật cọc móng sử dụng.

Thi công ép cọc bê tông cốt thép

  • Chuẩn bị:

+ Kiểm tra khu đất thi công móng cọc nhằm xác định tính an toàn.

+ Xác định vị trí ép góc.

+ Lắp đặt, vận hành thử thiết bị cũng như vị trí thiết kế. Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu an toàn lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công năng máy móc.

  • Ép cọc bê tông:

Bước 1:

+ Ép cọc C1, thận trọng trong quá trình dựng cọc, giá đỡ cọc theo phương thẳng đứng, không bị nghiêng.

+ Ép thanh cọc vào thanh định hướng máy móc để công việc đạt hiệu quả.

+ Gia tăng áp lực chậm nhằm đưa cọc C1 đâm sâu vào trong lòng đất.

+ Xem xét độ nghiêng cọc ép, căn chỉnh ngay khi phát hiện sai lệch.

Bước 2:

+ Ép các cọc C2 tiếp theo nối tiếp C1 đến đúng độ sâu theo thiết kế.

+ Kiểm tra bề mặt 2 đầu đoạn cọc sao cho thật phẳng, các mối nối lắp đặt có tâm trùng mũi cọc, độ nghiêng không quá 1%.

+ Gia tải lên cọc lực tại mặt tiếp xúc, hàn nối theo quy định.

+ Ép cọc C2, tăng dần áp lực (không quá 2cm/s) giúp cọc xuyên vào đất.

+ Tránh dừng mũi cọc quá lâu ở đất sét dẻo cứng sẽ ảnh hưởng mối hàn ép.

+ Cảnh báo từ máy móc thi công về độ nén tăng đột ngột chứng tỏ rằng mũi cọc đá xuyên đến lớp đất bên dưới cứng. Lúc này, người thi công giảm tốc độ giúp cọc đi từ từ vào lòng đất cứng.

Bước 3:

Đoạn cọc cuối cùng ép đến mặt đất, người thi công vận hành thiết bị dựng đoạn cọc lõi thép chụp đầu cọc. Tiếp đó ép cọc đạt độ sâu đúng chuẩn thiết kế.

Bước 4:

Tiếp tục di chuyển máy mọc đến vị trí khác của để ép cọc.

  • Quy định về sai số:

Móng cọc bê tông được quy định sai số đối với độ nghiêng không quá 1%, cao đáy đài đầu cọc so với vị trí thiết kế phải nhỏ hơn <75mm.

  • Khóa đầu cọc:

Áp dụng biện pháp khóa đầu cọc chuyển sang công đoạn thi công tiếp theo.

  • Gia công cốt thép:

+ Sửa thẳng, đánh gỉ cọc móng.

+ Cắt, uốn cốt thép theo hình dạng móng.

+ Hoàn thiện khung cốt thép theo yêu cầu kỹ thuật.

Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thi công móng cọc
Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thi công móng cọc

Lắp dựng cốp pha

Lắp dựng cốp pha cho móng cọc bê tông cốt thép cần đáp ứng các yêu cầu cần thiết:

+ Hoàn thành khung nối cốt thép phải bền chắc, không xảy ra tình trạng biến dạng.

+ Ván khuôn về đúng kích thước, hình dạng, lắp ráp đúng kỹ thuật làm khung đỡ trước khi đổ bê tông.

+ Khi lắp đặt ván khuôn áp dụng biện pháp chống mất nước xi măng.

+ Chân đỡ đúng mật độ, đúng quy cách để nâng đỡ kiến trúc bên trên.

Đổ bê tông móng cọc

Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện móng cọc bao gồm các bước:

+ Sử dụng bê tông lót độ dày khoảng 10cm làm mặt sàn lót trước khi đổ bê tông, tác dụng làm sạch đáy móng, giữ sự bằng phẳng. Do đó, yêu cầu bê tông trộn đúng tỷ lệ, đảm bảo chất lượng.

+ Mặt cắt bê tông của móng cọc thường có dạng mái dốc nhỏ hình thang.

+ Đổ bê tông xong, sử dụng đầm bàn, đầm dùi dầm bê tăng gia tăng độ kết dính. Đồng thời áp dụng biện pháp sao cho hố móng không bị ngập nước.

+ Bảo dưỡng bê tông để đạt hiệu quả bền vững.

Móng cọc tạo tiền đề vững chắc cho công trình xây dựng
Móng cọc tạo tiền đề vững chắc cho công trình xây dựng

Trải qua quy trình thi công móng cọc tại các dự án công trình lớn nhỏ khác nhau. Công ty Cổ phần Xây dựng Kiến trúc Sofia Việt đã chiếm trọn sự hài lòng của chủ đầu tư. Vì thế, bạn hãy liên hệ ngay theo số hotline 035 699 6666  để nhận sự phục vụ nhu cầu với niềm tin được thỏa mãn trọn vẹn.

Amlodipine; Benazepril: (Moderate) Monitor for increased tacrolimus adverse reactions if coadministered with amlodipine. There is a pregnancy exposure registry that monitors pregnancy outcomes in women exposed to AEDs, such as DIACOMIT, during pregnancy. A better response, separating it from placebo may have been achieved at higher doses and a longer duration of the study onlinepharmacyinuae.com. This Really Happened A 75-year-old woman with Alzheimer’s disease developed progressive yellowing of the skin and fatal liver failure after 14 months of tacrine therapy.

Xem thêm:
098 666 1689