Tìm hiểu quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với nhà ở và các công trình công cộng là điều cần thiết. Qua đó, các chủ đầu tư cũng như nhà thầu mới thực hiện đúng đắn trong quá trình xây mới hoặc cải tạo lại.
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hình thành nên các công trình bền vững
Nội dung bài viết
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam là gì?
Quy chuẩn xây dựng được hiểu là các quy định bắt buộc áp dụng đối với hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền ban hành. Trong đó, bao gồm những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu mà chủ đầu tư cùng nhà thầu thi công phải tuân thủ.
Mục tiêu của sự hình thành quy chuẩn xây dựng Việt Nam hướng đến:
+ Đảm bảo cho các điều kiện an toàn, vệ sinh và tiện nghi đối với người sinh sống, làm việc tại công trình xây dựng, cải tạo hoặc quanh khu vực.
+ Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa.
+ Đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy nổ, quốc phòng, an ninh…
+ Sử dụng hợp lý đất đai, nguồn vốn đầu tư và tài nguyên khác.
Hoạt động xây dựng tại Việt Nam áp dụng theo nhiều quy chuẩn
Tìm hiểu về một số quy chuẩn xây dựng Việt Nam quan trọng
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 với tên Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam – Tập I. Đến năm 1997, nối tiếp sự ra đời của Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam tập II và III.
Từ đó đến nay, những quy chuẩn hiện đang được áp dụng phổ biến trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam bao gồm:
+ QĐ 47/1999/QĐ-BXD, Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.
+ QCVN 01:2008/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
+ QCXDVN 05:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Nhà ở và công trình công cộng an toàn sinh mạng và sức khỏe.
+ QCVN 02:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong hoạt động xây dựng.
+ QCVN 03:2009/BXD, Quy định loại và cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm công trình xây mới và cải tạo sửa chữa.
+ QCVN 08:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Công trình ngầm đô thị.
+ QCVN 07:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
+ QCVN 02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động thang máy điện.
+ QCVN 03:2012/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
+ QCVN 09:2013/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.
+ QCVN 17:2013/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời.
+ QCVN 10:2014/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
+ QCVN 12:2014/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và công trình công cộng.
+ QCVN 18:2013/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.
+ QCVN 07:2016/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ QCVN 04:2019/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư.
+ QCVN 16:2019/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
+ QCVN 06:2020/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
Bên cạnh đó phải kể đến một số tài liệu viện dẫn khác tùy thuộc từng trường hợp ứng dụng theo công trình khác nhau.
Mỗi công trình xây dựng sẽ áp dụng quy chuẩn tương ứng
Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được áp dụng đối với toàn bộ cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động thiết kế, xây mới hay cải tạo công trình, quản lý và sử dụng nhà ở. Phần nhà ở được nêu trong các quy chuẩn bao gồm nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà tập thể.
Các chủ đầu tư và nhà thầu thi công cần tuân thủ quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Giải thích từ ngữ xuất hiện ở quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Trước khi bắt đầu vào thiết kế, thi công xây mới hay cải tạo công trình, bạn sẽ cần biết sự giải nghĩa từ ngữ trong các quy chuẩn như sau:
+ Nhà ở: Công trình xây dựng đáp ứng mục đích để ở, phục vụ sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình.
+ Nhà ở tập thể: Nhà dành cho học sinh, sinh viên (ký túc xá), dành cho viên chức, công chức, công nhân, cán bộ thuộc các bộ ngành, lực lượng vũ trang lưu trú.
+ Nhà chung cư: Công trình nhà ở độ cao 2 tầng trở lên, có lối đi, cầu thang cùng với hệ thống công trình hạ tầng dùng chung cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
+ Căn hộ: Không gian khép kín, nằm độc lập trong tòa nhà.
+ Chiều cao nhà: Được tính từ mặt đất đặt nhà theo quy định đến điểm cao nhất của nhà, bao gồm cả tầng tum và mái dốc. (Thiết bị kỹ thuật trên mái như cột thu sét, cột ăng ten, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời… không tính vào chiều cao nhà).
+ Tầng nhà: Không gian nằm giữa một sàn nhà và trần nhà phía trên nó.
+ Số tầng nhà: Bao gồm các tầng trên mặt đất, bao gồm tầng kỹ thuật, tầng tum, phần áp mái. Tầng lửng không được tính vào số tầng công trình, chỉ áp dụng cho nhà ở riêng lẻ nếu diện tích sàn không quá 65% diện tích sàn. Nếu mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái sẽ không được tính vào số tầng công trình.
+ Diện tích sử dụng: Phần diện tích sàn tính theo kích thước thông thủy mặt ngoài lớp trát tường. Đối căn hộ sẽ tính cả diện tích tường ngăn các phòng, ban công.
Sofia Việt thiết kế thi công công trình hiệu quả theo quy chuẩn xây dựng
Trên đây là một số quy chuẩn xây dựng Việt Nam quan trọng được Công ty Cổ phần Xây dựng Kiến trúc Sofia Việt tổng hợp, giới thiệu đến bạn. Để chắc chắn công trình được thiết kế thi công đúng các yêu cầu kể trên, bạn đừng quên hợp tác cùng với chúng tôi. Các dự án do Sofia Việt thực hiện thường xuyên cập nhật tại https://sofiaviet.com/ cho phép bạn thỏa sức tham khảo. Đồng thời, bạn hãy liên hệ ngay số hotline 035 699 6666 nhận sự phục vụ chu đáo nhé!
- Phong thủy cầu thang và những lưu ý quan trọng khi thực hiện
- Đặc điểm trong thiết kế nhà phong cách Nhật
- Top 5 ý tưởng thiết kế phòng giặt đồ hiện đại dành cho gia đình bạn
- Mẹo decor phòng ngủ đơn giản, tiết kiệm diện tích phòng
- Khám phá những đặc trưng nổi bật của phong cách nội thất Urban
- Khám phá đặc điểm các phong cách kiến trúc phổ biến nhất
- Móng băng và những thông tin chi tiết có liên quan bạn nhất định cần biết
- Tham khảo biện pháp thi công đài móng đúng tiêu chuẩn
- Top 10 đồ trang trí phòng ngủ cho không gian của bạn
- Trần giả là gì? Có nên làm trần giả hay không?
- Cách tính hướng giường ngủ khi thi công xây dựng chuẩn phong thủy
- Lựa chọn mẫu vách ngăn nhà vệ sinh nào phù hợp công trình của bạn?
- Ngói lưu ly là gì? Ngói lưu ly có những loại nào?
- Gạch tàu lát sàn và những ưu điểm được ưa chuộng đầu tư
- Hướng nhà tuổi 1986 – Dịch vụ thiết kế nội thất phong thủy Sofia Việt
- Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp hiện đại 2021
- Hướng nhà tuổi 1986, hướng nhà sinh tài lộc cho gia chủ
- Những mẫu cửa sắt 4 cánh đẹp hiện đại giá rẻ 2022
- Tổng hợp mẫu cửa gỗ đẹp 4 cánh hiện đại sang trọng
- Tham khảo một số giải pháp thiết kế đèn phòng khách ấn tượng
- Tác dụng của nhà chống lũ là gì? Hiệu quả mang lại từ nhà chống lũ
- Vì sao nên sử dụng bàn học thông minh cho bé?
- Top 10 xu hướng nội thất thông minh đón đầu trào lưu năm 2022
- Phong cách minimalism và những điều nhất định phải biết
- Ram dốc tầng hầm là gì? Tiêu chuẩn thiết kế ram dốc tầng hầm
- Thiết kế cấp phối bê tông là gì? Một số kinh nghiệm cần biết khi thực hiện
- Mẹo hay giúp bạn thiết kế cửa hàng văn phòng phẩm hút khách
- Vì sao nên chọn dịch vụ sửa nhà trọn gói tại Hà Nội
- Giải đáp thắc mắc có nên thi công nội thất trọn gói hay không?