thiet-ke-cap-phoi-be-tong-3

Thiết kế cấp phối bê tông là gì? Một số kinh nghiệm cần biết khi thực hiện

Trong xây dựng hiện nay, bê tông, cốt thép là những thành phần không thể thiếu giúp định hình và tạo độ vững chắc cho ngôi nhà. Vì thế, thiết kế cấp phối bê tông đương nhiên cần phải có. Vậy, Thiết kế cấp phối bê tông là gì? Thành phần của nó bao gồm những gì? Khi thiết kế, thi công cần lưu ý vấn đề nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Thiết kế cấp phối bê tông là gì

thiet-ke-cap-phoi-be-tong-1

Thiết kế cấp phối bê tông phải đảm bảo đúng tỉ lệ

Thiết kế cấp phối bê tông là quá trình chọn lựa nguyên vật liệu cho hỗn hợp bê tông, xác định tỷ lệ các thành phần của chúng, nhằm giúp khối bê tông đạt được cường độ, độ bền, khả năng chịu tải theo thời gian.

Tuy nhiên, để tìm ra tỷ lệ đúng các thành phần trong hỗn hợp không hề dễ. Nếu tăng hay giảm bất cứ thành phần nào thì bắt buộc phải điều chỉnh các thành phần khác tương ứng trong hỗn hợp.

Thiết kế cấp phối bê tông gồm những thành phần nào

thiet-ke-cap-phoi-be-tong-4

Thành phần cơ bản trong cấp phối bê tông

Để tạo nên những khối bê tông thương phẩm bạn cần đảm bảo cung cấp đầu đủ nguyên vật liệu theo yêu cầu và trọn chúng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Cụ thể như sau:

Về nguyên vật liệu

– Xi măng: Đây là thành phần không thể thiếu khi thiết kế cấp phối bê tông. Bạn có thể dùng xi măng pooclăng, xi măng pooclăngPuzolan, xi măng hỗn hợp hoặc xi măng ít tỏa nhiệt…

Khâu lựa chọn xi măng khi trộn bê tông rất quan trọng vì nó vừa phải phù hợp với túi tiền vừa phải đúng mác thiết kế. Theo chia sẻ của các kỹ sư lâu năm, tốt nhất nên chọn loại xi măng mác thấp để tạo bê tông mác cao.

Trong trường hợp bạn dùng xi măng mác cao để tạo thành bê tông mác thấp sẽ dẫn đến hiện trạng: không đủ liên kết toàn bộ hạt cốt liệu, gây phân tầng trong hỗn hợp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ vững chắc, độ bền của khối bê tông. Vì thế, một kinh nghiệm quan trọng khi thiết kế cấp phối bê tông là không dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp và ngược lại.

– Về cát: Các kỹ sư khuyên bạn nên chọn loại cát hạt cỡ to hoặc vừa, mô đun hạt từ 2 đến 3,3 là ổn nhất. Như thế, khối bê tông tạo thành sẽ đảm bảo bền, chắc chắn hơn nhiều so với cát hạt nhỏ.

– Về sỏi, đá: Sỏi, đá kích cỡ hạt từ 5mm đến 70mm tùy thuộc vào từng công trình xây dựng. Nó có khả năng tạo ra bộ khung chịu lực bê tông lớn. Ưu điểm nổi bật của sỏi là hạt tròn, bề mặt nhãn, bên trong có độ rộng, diện tích mặt ngoài khá nhỏ nên không cần nhiều nước, tốn ít xi măng. Tuy nhiên, lực dính của sỏi khi đổ bê tông nhỏ nên cường độ, tính chịu lực không bằng bê tông dùng đá dăm.

– Nước: khi thiết kế bê tông bạn không thể không tính đến thành phần nước. Nó là nhân tố quan trọng giúp xi măng phản ứng tạo thành các sản phẩm thủy hóa, giúp cường độ của bê tông tăng lên rõ rệt. Không những thế, nước còn tạo ra sự lưu động cần thiết giúp cho quá trình thi công dễ dàng hơn.

Không phải loại nước nào cũng có thể dùng để chế tạo bê tông. Nếu muốn đảm bảo chất lượng khối bê tông tạo thành bạn cần dùng nước sạch, chất lượng tốt, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn vì nó có thể làm ảnh hưởng đến thời gian đông kết, độ rắn chắc của xi măng. Nghiêm trọng hơn, nước nhiễm phèn, nhiễm mặn sẽ gây ăn mòn cốt thép.

Về phương pháp trộn bê tông

Có rất nhiều cách trộn bê tông giúp đạt hiệu quả công trình như mong muốn. Bạn có thể chọn cách trộn thủ công hoặc cách trộn bằng máy chuyên dụng. Trộn thủ công thường mất nhiều thời gian mà không đều. Còn trộn máy vừa tiết kiệm thời gian lại đảm bảo chất lượng khối bê tông tốt nhất. Vì thế, phương pháp này hiện được rất nhiều gia đình, đơn vị xây dựng chọn lựa.

Người ta sẽ đổ toàn bộ vật liệu theo yêu cầu vào cối trộn. Khi được cấp điện, thùng trộn sẽ quay tầm 20 vòng. Như thế, cát, đá, xi măng, vữa… sẽ được trộn đều. Việc trộn bê tông không khó nhưng để đảm bảo chất lượng tốt nhất bạn cần thực hiện đúng quy trình, đúng tỉ lệ.

Theo tính toán thì nếu đổ toàn khối thì mác phổ biến từ 200 đến 250. Đương nhiên, để đảm bảo tính ổn định, khả năng chịu lực đồng đèo thì mỗi công trình chỉ nên dùng một loại mác bê tông nhất định. Trong trường hợp bạn dùng nhiều mác khác nhau thì buộc phải xử lý tại các vị trí thay đổi mác. Điều này vừa khó khăn phức tạp lại mất nhiều thời gian.

Lưu ý cần thiết khi thiết kế cấp phối bê tông

thiet-ke-cap-phoi-be-tong-3

Nhớ kiểm tra thận trọng khi trạm trộn bê tông

– Để đảm bảo chất lượng công trình bạn cần chọn đơn vị cấp phối uy tín, hồ sơ năng lực tốt. An tâm nhất là đến trực tiếp trạm trộn bê tông để kiểm tra máy móc, dây chuyền công nghệ, thiết bị hỗ trợ, tháp giải nhiệt… như thế nào?

– Ngoài ra, phải kiểm tra được thiết kế cấp phối bê tông của trạm trộn bê tông ra sao, có phù hợp với yêu cầu thiết kế không?

– Khi cấp đổ bê tông bạn nhớ chú ý kiểm tra xem độ sụt lún của nó. Đừng quên lấy mẫu nén, thí nghiệm nén bê tông nếu có yêu cầu đặc biệt nào khác.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thiết kế cấp phối bê tông bạn có thể tham khảo. Nếu vẫn còn phân vân chưa hiểu hãy liên hệ tới số hotline: 035.699.6666 sẽ được đội ngũ kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng lâu năm tư vấn tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp.

Xem thêm:
098 666 1689