Trần thả là gì? Quy trình thi công trần thả bao gồm những bước nào?

Trần thả là gì vốn luôn là thắc mắc của các chủ đầu tư khi thi công các công trình kiến trúc hiện đại. Để hiểu rõ về loại trần này, bạn hãy cùng theo dõi thông tin do Công ty Cổ phần Xây dựng Kiến trúc Sofia Việt bật mí sau đây.

 

Trần thả được ứng dụng phổ biến tại các công trình kiến trúc hiện đại
Trần thả được ứng dụng phổ biến tại các công trình kiến trúc hiện đại

Trần thả là gì?

Trần thả (trần nổi) được biết đến là loại trần thạch cao có thiết kế một phần thanh xương lộ ra. Kiểu trần có công dụng che lấp khuyết điểm do các chi tiết kỹ thuật thi công hệ thống đường điện, nước… công trình dưới trần mái. Đồng thời, dễ dàng đối với quá trình cần sửa chữa, giúp chủ đầu tư tiết kiệm đáng kể chi phí.

Trần thạch cao chìm là gì giấu toàn bộ trong tấm trần. Còn trần thả hiện diện một phần khung xương ra bên ngoài. Nhìn tổng thể một cách bên ngoài, trần thả rất giống trần bên tông bình thường mà không phát hiện ra đặc điểm thi công.

 

Đặc điểm thi công trần thả mang nhiều ưu điểm nổi bật
Đặc điểm thi công trần thả mang nhiều ưu điểm nổi bật

Trần thả được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm vượt trội

Hiện nay, trần thả thường được ưa chuộng ứng dụng vào nhiều công trình kiến trúc khác nhau với những ưu điểm vượt trội:

Trần thả giúp tiêu âm

Trần thả có khả năng cách âm hiệu quả nên người dùng trong quá trình sử dụng không lo bị ảnh hưởng bởi âm thanh bên ngoài. Trần thả xuất hiện từ nhà ở, văn phòng làm việc, trường học, cho đến nhà hàng, khách sạn, đơn vị hành chính sự nghiệp, công trình công cộng…

Tính năng chịu nước tốt

Trần thạch cao thường làm từ chất liệu có khả năng chịu nước tốt. Bởi vậy, chủ đầu tư trong quá trình sử dụng không gặp phải tình trạng thấm nước trong trường hợp phát sinh sự cố.

Nâng cao tính thẩm mỹ

Khi bắt gặp công trình thi công trần thả, bất cứ ai cũng hoàn toàn bị thu hút bởi vẻ đẹp cuốn hút. Kỹ thuật thi công không để lại bất cứ sơ hở nào, góp phần tô điểm thẩm mỹ kiến trúc thêm ấn tượng. Hứa hẹn về không gian sống độc đáo cũng như giúp nơi làm việc trở nên chuyên nghiệp hơn.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Trần thả hoàn thiện bằng cách thả các tấm thạch cao đúng kích thước vào những ô khung xương tương ứng một cách dễ dàng. Nhờ vậy, rút ngắn thời gian thi công. Bên cạnh đó, trần thả còn có khả năng chống bám bẩn cực kỳ tốt nên thuận tiện đối với việc vệ sinh sạch sẽ. Duy trì vẻ đẹp, chất lượng bền vững theo thời gian, tiết kiệm công sức và nhiều chi phí sửa chữa.

 

Trần thả được thi công đơn giản, đem lại thẩm mỹ và công năng ấn tượng
Trần thả được thi công đơn giản, đem lại thẩm mỹ và công năng ấn tượng

Các bước của quy trình thi công trần thả

Khi đã biết được trần thả là gì, ngay bây giờ bạn hãy cùng tìm hiểu về quy trình thi công. Cụ thể các bước thực hiện như sau:

Xác định độ cao trần nhà

Trước tiên, đội ngũ kiến trúc sư tiến hành đo chiều cao trần nhà một cách chính xác bằng tia laser hoặc ống nivo. Sau đó, đánh dấu rồi ghi chú lại vị trí sao cho rõ ràng.

Cố định thanh viền tường

Theo phần diện tích lắp đặt trần thả thực tế, nhân công thực hiện sử dụng khoan nhằm mục đích cố định thanh viền vào với tường, vách. Khoảng cách của các lỗ khoan đều nhau, chừng 300mm.

Phân chia trần

Một số kích thước phổ biến phân chia trần khi thi công hiện đang được áp dụng bao gồm 610x610mm, 600×600mm, 610×1220 mm hoặc 600 x1200mm. Căn cứ diện tích trần công trình cụ thể mà kiến trúc sư sẽ lựa chọn kích thước sao cho hợp lý.

Khoảng cách các điểm treo móc

Giữa các điểm treo tối đa của các tấm thạch cao thường là 1200 – 1220mm. Trong đó, trần thạch cao thả là gì có khoảng cách tính từ vách đến móc đầu tiên khoảng 600mm.

Móc và liên kết thanh chính

Khung xương trần thả được kết nối với nhau thông qua việc gắn lỗ liên kết chéo phía trên 2 đầu thanh chính. Khẩu độ cho khoảng cách móc treo trên thanh chính thường là 800-1200mm.

Móc và liên kết thanh phụ

Tiếp theo, thợ thi công dùng 2 thanh phụ lắp vào các lỗ mộng đã có sẵn trên thanh chính cùng đầu ngàm thanh phụ. Khoảng cách giữa những vị trí này khoảng 600 – 610mm.

Điều chỉnh

Hoàn thành công đoạn lắp đặt thanh chính và phụ phù hợp cần điều chỉnh để khung xương ngay ngắn. Đảm bảo mặt bằng khung phẳng, không xảy ra tình trạng cong lệch.

Lắp đặt tấm lên khung

Đối với hạng mục lắp đặt tấm thạch cao lên khung sẽ căn cứ theo diện tích thực tế để ứng dụng, chẳng hạn như:

+ Tấm kích thước 605x605mm phù hợp hệ thống 610x610mm.

+ Tấm 595x595mm cho hệ thống 600x600mm.

+ Tấm 605 x 1210mm phục vụ hệ thống 610×1220mm.

+ Tấm 595 x 1190mm đem lại hiệu quả ở hệ thống 600×1200 mm.

Xử lý viền trần

Người thợ sử dụng cưa hoặc kéo thực hiện xử lý viền, cắt đi chi tiết dư thừa. Lưu ý dùng cưa răng nhuyễn hay thiết bị có lưỡi dao bén để vạch bề mặt tấm trần. Khi tấm đã vạch ra theo hướng định trước, bạn dùng dao rạch nốt phần giấy còn lại là hoàn thành.

Kiểm tra

Thợ thi công kiểm tra lại lỗi trần thả trước khi bàn giao cho khách hàng.

 

Trần thả được thi công theo các bước đảm bảo tính kỹ thuật
Trần thả được thi công theo các bước đảm bảo tính kỹ thuật

Như vậy, khi bạn đã biết được trần là thả gì với ưu điểm thiết kế. Bạn hãy liên hệ nhận sự tư vấn và hỗ trợ thi công bởi Công ty Cổ phần Xây dựng Kiến trúc Sofia Việt qua đường dây nóng 035 699 6666. Đơn vị bằng năng lực và kinh nghiệm chắc chắn thuyết phục sự hài lòng tuyệt đối mà bạn gửi gắm.

Xem thêm:
098 666 1689