Dầm nhà là gì? Khoảng cách dầm nhà bao nhiêu là hợp. Cách thiết kế dầm nhà hợp phong thủy

Dầm là gì? Khoảng cách dầm nhà bao nhiêu là đúng chuẩn kỹ thuật? Hình dáng dầm nhà ra sao? Thi công dầm nhà như thế nào đúng phong thủy? Chắc chắn nhiều gia chủ chưa hiểu rõ về vấn đề này. Vì thế, Sofia Việt chia sẻ những thông tin hữu ích dưới đây bạn nên tham khảo nhé!

Dầm nhà là gì

Dầm - bộ phận chịu lực quan trọng của ngôi nhà
Dầm – bộ phận chịu lực quan trọng của ngôi nhà

Dầm là cái gì? Đó là một loại cấu kiện gồm 2 thành phần chủ yếu là cốt thép và bê tông. Chúng ta cũng có thể hiểu đó là một dạng cấu kiện nằm ngang có tính năng chịu lực cắt và lực momen. Nó được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay như: nhà dân sinh hoặc các công trình kiến trúc…

Hình dáng của dầm nhà

Dầm nhà được thiết kế dưới dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Chúng được đặt gối lên trên phần cột trong nhà vừa có khả năng chịu lực nằm ngang và chịu lực dọc tức lực của khung giằng.

Phân loại dầm nhà

Các loại dầm phổ biến trong xây dựng hiện nay
Các loại dầm phổ biến trong xây dựng hiện nay

Hiện nay, dầm nhà được phân thành 2 loại cơ bản: dầm nhà chính và dầm nhà phụ hoặc dầm bê tông cốt thép.

– Dầm nhà chính

Dầm chính là thanh dầm có công năng chịu lực tác động chính của ngôi nhà. Nó có thể nằm ngang, nằm dọc. Hai đầu của dầm sẽ được nối với hau đầu cột, gác lên vách hoặc gác lên cột trong nhà.

Dầm chính kết cấu chắc chắn nên có khả năng chịu được lực uốn cong. Vì thế, loại dầm này được dùng nhiều trong các công trình như: dầm sàn, dầm mái, dầm cầu… với tên gọi chung là dầm khung.

Dầm chính kích thước bao giờ cũng lớn hơn dầm phụ. Người ta thường đặt nó trong tường kích thước từ 20cm đến 25cm. Đặc biệt, 2 cột dầm chính sẽ được đặt theo nhịp với dầm phụ để san sẻ trọng lực cùng dầm phụ.

Khoảng cách giữa hai dầm chính là 4 đến 6m còn gọi là nhịp. Cứ mỗi nhịp sẽ đặt 1 đến 3 dầm phụ. Nếu kích thước dầm ngang lớn bạn có thể đặt thêm nhiều dầm phụ khác để phân tán lực và san sẻ lực, không làm cong dầm chính gây ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu nhà.

– Dầm nhà phụ

Dầm phụ cũng được làm từ bê tông cốt thép và thép định hình. So với dầm chính, dầm phụ có kích thước nhỏ hơn nhiều và thường được đặt vuông góc với dầm chính.

Công năng của dầm phụ là làm giằng, chịu uốn chịu nén, được đặt chủ yếu trên tường lô gia hoặc tường nhà vệ sinh. Lưu ý, dầm phụ không đặt lên các cột.

Thực tế, trong xây dựng thì việc phân chia dầm phụ và dầm chính chỉ nhằm mục đích tính toán chính xác kích thước, độ cứng cũng như vai trò của từng loại dầm. Trên cơ sở đó sẽ chọn tiết diện thích hợp: dầm nào phải chịu tải lớn thì tiết diện lớn hơn, phần nào chịu tải trọng nhỏ thì tiết diện sẽ nhỏ hơn.

Khoảng cách dầm nhà bao nhiêu là phù hợp

Khoảng cách dầm nhà bao nhiêu là đúng chuẩn kỹ thuật? Rất khó để đưa ra một con số chính xác vì nó còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cột trong nhà. Nhà thầu sẽ dựa vào khoảng cách cột để tính khoảng cách cách của dầm. Mà khoảng cách giữa các cột lại phụ thuộc vào tải trọng, công năng, số tầng của ngôi nhà.

Vì thế, khoảng cách dầm bao nhiêu phải do các kiến trúc sư tính toán. Nó là khung xương chính của ngôi nhà, quyết định đến độ bền vững, khả năng chịu lực của công trình nên khi thiết kế cần phải tính toán thận trọng, khoa học, đúng chuẩn.

Về cơ bản, kích thước dầm nhà phụ thuộc chủ yếu vào số tầng mà ngôi nhà muốn xây. Cụ thể như sau: nhà 2 tầng thì chiều cao dầm tương đương 300mm, nhà 3 tầng  chiều cao 350mm, nhà 4 đến 5 tầng chiều cao dầm từ 350 đến 400mm

Cách thiết kế dầm nhà đúng phong thủy

Những sai lầm nên tránh khi thiết kế dầm nhà
Những sai lầm nên tránh khi thiết kế dầm nhà

Thiết kế nhà, bố trí cửa, giường ngủ, phòng bếp… hợp phong thủy chúng ta đã nghe nói đến nhiều. Tuy nhiên, dầm nhà phong thủy thì có vẻ hơi lạ với nhiều người. Thực tế, thiết kế dầm nhà phong thủy rất quan trọng. Có rất nhiều vị trí trong ngôi nhà không nên đặt dầm như:

– Không đặt dầm phía trên giường ngủ: dầm ngang đặt ở phía trên thuộc cung xấu, huyền trâm sát khiến gia chủ tổn nhân khẩu. Mặt khác, điều này không tốt cho sức khỏe con người, nó tạo cảm giác nặng nề trong giấc ngủ khiến bạn có cảm giác như bị ai đó đè nén, ngủ không ngon giấc.

– Không đặt dầm trên bàn ăn, trên bếp: Theo quan điểm phong thủy của người Á Đông, dầm ngang đặt trên bàn ăn, trên bếp nấu nướng sẽ làm mất vận may của gia chủ. Nó khiến người nấu và người ăn đều thấy ức chế, ăn không ngon miệng. Hơn nữa, đặt dầm ở vị trí này sẽ gây hao tổn về tiền bạc, tài chính.

– Không đặt dầm trên bàn làm việc, trên bàn học: vì nó sẽ tạo cảm giác nặng nề, đầu óc không tập trung, mất đi sự sáng tạo trong tư duy của người học hoặc người làm việc phía dưới.

– Kiêng kỵ đặt dầm nhà trên bàn thờ: Đây là nguyên tắc đại kỵ bạn nhé! Nếu gia chủ phạm phải sẽ khiến tài lộc tiêu tan, cuộc sống bất trắc, khó khăn, hạnh phúc gia đình bị rạn nứt…

Trên đây là những thông tin hữu ích về thiết kế, thi công dầm nhà bạn nên biết. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm hãy liên hệ đến Sofia Việt theo số hotline: 035.699.6666 sẽ được các kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm phục vụ tận tình.

Xem thêm:
035 699 6666