Giằng tường là gì? Tường cao bao nhiều thì cần phải có giằng tường để đảm bảo độ an toàn và bền vững của công trình? Với những người làm trong ngành xây dựng câu hỏi này không khó nhưng với nhiều chủ đầu tư thì không dễ trả lời. Để giúp bạn an tâm hơn khi kiến thiết không gian sống của mình chúng tôi chia sẻ những thông tin hữu ích dưới đây đừng nên bỏ qua nhé!
Nội dung bài viết
Giằng tường là gì

Giằng tường là gì? Trong xây dựng, giằng tường tức là lớp bê tông hoặc lớp bê tông cốt thép được sử dụng với chức năng kết nối các đỉnh tường của trần nhà lại với nhau trước khi đổ bê tông tấm sàn.
Chức năng của giằng tường
– Công năng chính của giằng tường là đỡ tường không bị nứt, không bị đổ khi chịu tác động lực. Ở các công trình nhà phố cao tầng người ta thường đổ giằng tường kết hợp với làm móng để tăng tính bền vững, khả năng chịu lực.
– Ngoài ra, giằng tường còn có tác dụng phân bổ đều trọng lượng của sàn nhà, tăng độ cứng, giảm biến dạng của sàn. Riêng trường hợp thiết kế nội thất không gắn liền với sàn thì giằng tường có thêm chức năng chống lún lệch, tăng độ cứng cho tổng thể kết cấu công trình.

– Giúp toàn bộ ngôi nhà, tòa nhà vững chãi, bền bỉ, chịu lực tốt, không bị cong vênh, không bị biến dạng trước các tác động từ bên ngoài nên có thể sử dụng an toàn trong nhiều năm.
– Giằng tường tăng khả năng chịu tải trọng cho những tòa nhà cao tầng. Nó có thể tiếp thu các lực mô men, lực ứng kéo, lực cắt trong trường hợp ngôi nhà bị sụt lún, bị lệch.
– Chống xô lệch, chống xoay ở các nút của chân cột ngôi nhà khi điều kiện không tốt. Góp phần cấu tạo giằng móng đối với một số thiết kế đặc biệt
Yêu cầu cơ bản đối với giằng tường
Tùy mục đích và vị trí xây dựng, tùy đặc điểm công trình lớn nhỏ mà giằng tường có yêu cầu khác nhau. Theo tính toán của các chuyên gia xây dựng, trong kết cấu của một ngôi nhà thông thường, giằng tường chiếm từ 40% đến 50% trọng lượng vật liệu. Dẫu tốn kém chi phí nhưng đó là công đoạn không thể bỏ qua. Giằng tường cho công trình lớn hay công trình nhỏ đều phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
– Về cường độ chịu lực: Giằng tường phải có cường độ chịu lực tương đương với chiều dài bức tường xây dựng. Như thế mới chịu được tải trọng của toàn bộ ngôi nhà. Mặt khác, giằng phải có khả năng chịu được lực tác động ngang của gió, mưa, bão bùng.
– Về độ bền và độ cứng của tường nhà: Khi thi công giăng tường bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng nền đất, kiểu móng, chiều cao, chiều dày, chiều dài của tường nhà, nắm vững kỹ thuật xây dựng để đảm bảo sự ổn định cho tường nhà.
Hướng dẫn bố trí giằng tường hiệu quả nhất

Giằng tường chỉ phát huy tối đa công dụng khi bạn thi công đúng chuẩn, đảm bảo kỹ thuật. Dưới đây là cách bố trí giằng tường hiệu quả bạn nên tham khảo:
– Thi công giằng tường phải dựa trên công năng thực tế. Bạn phải biết rõ cấu tạo công trình như thế nào và thực hiện theo đúng tính toán trong bản vẽ thiết kế.
– Giằng tường bố trí ở đâu? Bố trí ở khu vực có tường chịu lực với mục đích phân bố đều tải trọng của sàn, của các tầng phía trên và của toàn bộ ngôi nhà.
– Những vị trí cần tăng độ cứng cáp, vững chải cho ngôi nhà như: ban công, tấm ô văng đều cần bố trí giằng tường.
– Nơi có nguy cơ sụn lún cao, nơi thường ngập nước hoặc nơi có tải trọng động, không ổn định cũng nên sử dụng giằng tường để gia cố chắc chắn.
Tường cao bao nhiêu thì phải có giằng tường
Tường cao bao nhiêu thì có giằng tường là câu hỏi được rất nhiều gia chủ quan tâm. Theo tính toán, tường cứ cao từ 3m đến 4m là phải làm một giằng tường. Như thế, bức tường mới đủ vững chắc, đủ khả năng chịu lực tác động từ bên ngoài, giữ cho ngôi nhà luôn vững chãi, kiên cố.
Giằng tường có thực sự quan trọng không
Khi thiết kế một ngôi nhà, xây dựng một công trình thì công đoạn nào, bộ phận nào cũng quan trọng. Trong đó, giằng tương là khâu quan trọng không thể thiếu. Nếu một ngôi nhà không có giằng tường thì toàn bộ trọng lượng sàn tầng sẽ tập trung ở một số điểm trên bờ tường. Như thế, ngôi nhà có thể nứt vỡ, lún sụt bất cứ khi nào.
Hơn nữa, nếu không có giằng tường thì sàn nhà chả mấy chốc mà bị biến dạng bởi các tác động lực hoặc các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Vì thế, ngôi nhà sẽ nhanh chóng xuống cấp, không đủ độ an toàn để gia đình bạn vui sống.
Hy vọng với những chia sẻ nói trên của chúng tôi bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của giằng tường. Nếu vẫn còn phân vân hãy liên hệ với Sofia Việt theo số hotline: 035.699.6666 để được tư vấn tận tình, chu đáo nhất.
- Phong thủy cầu thang và những lưu ý quan trọng khi thực hiện
- Đặc điểm trong thiết kế nhà phong cách Nhật
- Top 5 ý tưởng thiết kế phòng giặt đồ hiện đại dành cho gia đình bạn
- Mẹo decor phòng ngủ đơn giản, tiết kiệm diện tích phòng
- Khám phá những đặc trưng nổi bật của phong cách nội thất Urban
- Khám phá đặc điểm các phong cách kiến trúc phổ biến nhất
- Móng băng và những thông tin chi tiết có liên quan bạn nhất định cần biết
- Tham khảo biện pháp thi công đài móng đúng tiêu chuẩn
- Top 10 đồ trang trí phòng ngủ cho không gian của bạn
- Trần giả là gì? Có nên làm trần giả hay không?
- Cách tính hướng giường ngủ khi thi công xây dựng chuẩn phong thủy
- Lựa chọn mẫu vách ngăn nhà vệ sinh nào phù hợp công trình của bạn?
- Ngói lưu ly là gì? Ngói lưu ly có những loại nào?
- Gạch tàu lát sàn và những ưu điểm được ưa chuộng đầu tư
- Hướng nhà tuổi 1986 – Dịch vụ thiết kế nội thất phong thủy Sofia Việt
- Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp hiện đại 2021
- Hướng nhà tuổi 1986, hướng nhà sinh tài lộc cho gia chủ
- Những mẫu cửa sắt 4 cánh đẹp hiện đại giá rẻ 2022
- Tổng hợp mẫu cửa gỗ đẹp 4 cánh hiện đại sang trọng
- Tham khảo một số giải pháp thiết kế đèn phòng khách ấn tượng
- Tác dụng của nhà chống lũ là gì? Hiệu quả mang lại từ nhà chống lũ
- Vì sao nên sử dụng bàn học thông minh cho bé?
- Top 10 xu hướng nội thất thông minh đón đầu trào lưu năm 2022
- Phong cách minimalism và những điều nhất định phải biết
- Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất.
- Kinh nghiệm thiết kế nội thất căn hộ chung cư có diện tích nhỏ
- Bạn biết gì về gỗ công nghiệp? Có mấy loại cốt gỗ công nghiệp?
- Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Hà Nội ở đâu uy tín, chất lượng
- Bạn có biết tuổi Giáp Tý xây nhà năm nào tốt?