Gỗ MDF chống ẩm được ứng dụng để sản xuất nhiều loại đồ nội thất khác nhau. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ công nghiệp này bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây mà chúng tôi chia sẻ nhé!
Nội dung bài viết
Thành phần của gỗ MDF chống ẩm
Gỗ công nghiệp MDF chống ẩm có thành phần chính là sợi gỗ hay còn gọi là bột gỗ, chất kết dính và một số thành phần khác nhau: chất làm cứng, parafin… Thông thường có khoảng 75% bột gỗ, 11-14% keo dính, 6-10% nước và dưới 1% là những thành phần khác.
Thành phần gỗ MDF chống ẩm
Với môi trường có độ ẩm cao thì sẽ thêm nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm. Những sợi gỗ trong thành phần của MDF được chế biến từ những loại gỗ mềm. Tùy theo mục đích của nhà sản xuất thì sẽ thêm một số thành phần gỗ cứng vào để sản xuất loại gỗ mong muốn.
Gỗ nguyên liệu để sản xuất ván gỗ công nghiệp thường là những loại gỗ rừng trồng như: keo, bạch đàn, cao su, sồi, giẻ gai…Bên cạnh đó còn sử dụng một số chất liệu như: mùn cưa, bã mía hoặc hỗn hợp dăm gỗ cứng, dăm gỗ mềm… Ngoài việc sử dụng gỗ thân cây thì có thể tận dụng gỗ của cành, ngọn hoặc mẩu đầu trong quá trình cưa xẻ…
Những đặc điểm chung của gỗ công nghiệp MDF
Thường ván ép gỗ công nghiệp MDF thường có màu vàng, nâu đặc trưng của gỗ. Với những ván chống ẩm thường có màu xanh và ván gỗ chống cháy thường có màu đỏ.
Ván gỗ MDF có thể tự phân hủy sinh học theo thời gian. Gỗ không có mùi, có tỷ trọng trung bình từ 680 – 840 kg/m3. Khổ ván thông dụng khi sản xuất là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm). Độ dày thường là MDF: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm).
Những đặc điểm của MDF chống ẩm
Xem thêm>> Kinh nghiệm chọn địa chỉ mua ván gỗ công nghiệp giá rẻ
Gỗ MDF chống ẩm có nhiều ưu điểm vượt trội. Bởi loại gỗ này có khả năng chống ẩm mốc, mối mọt. Do đó luôn mang tới những món đồ nội thất đẹp mà có chất lượng cao.
Đặc biệt, loại ván gỗ này thích hợp với khi hậu nóng ẩm của nước ta. Nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến những loại gỗ tự nhiên hay bị nứt hoặc ẩm mốc. Do đó với tính năng ưu việt là không bị ảnh hưởng bởi thời tiết thì các sản phẩm từ gỗ công nghiệp MDF đang được nhiều người lựa chọn.
Sản phẩm còn dễ dàng thi công, sản xuất các món đồ nội thất thì được thiết kế sẵn theo từng ván gỗ. Không phải mất công xẻ như những loại gỗ tự nhiên. Do đó tiết kiệm thời gian sản xuất đồ nội thất.
Các món đồ nội thất gỗ công nghiệp có giá trị thẩm mỹ cao, sang trọng và phù hợp với xu hướng hiện nay. Tuổi thọ sản phẩm lâu dài, giúp tiết kiệm tối đa chi phí.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng loại gỗ này cũng tồn tại một số nhược điểm như: Không có độ dẻo dai, không có độ cứng tốt, không thể trạm khắc như gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, gỗ cũng có đội dày giới hẹn, khả năng chịu lực không tốt. Nếu tiếp xúc với nước trong thời gian dài thì sẽ bị nở gỗ, bong vật liệu bề mặt.
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Quy trình sản xuất gỗ MDF chống ẩm gồm có các bước như sau:
Quy trình sản xuất
Bước 1: Cho keo và phụ gia được trộn lẫn với nhau vào phun vào bột gỗ khô. Sau đó cho vào máy trộn và sấy sơ bộ.
Bước 2: Bột sợi sau khi ráo keo sẽ sử dụng máy rải để trải ra. Sản phẩm được cào thành 2-3 tầng tùy theo kích thước, độ dày của ván gỗ.
Bước 3: Những tầng gỗ được chuyển qua máy ép gia nhiệt. Thực hiện ép hai lần. Với lần thứ nhất là ép sơ bộ và từng lớp được ép riêng biệt. Với lần ép thứ hai thì tất cả các lớp được ép với nhau.
Chế độ ép nhiệt được thiết lập để bỏ toàn bộ hơi nước và làm cho keo hóa rắn từ từ.
Bước 4: Sau khi ép xong, ván gỗ sẽ được cắt ra, bỏ biên và chà nhám cho lẵn bề mặt.
Bước 5: Phân loại gỗ.
Trên đây là một số thông tin về gỗ MDF chống ẩm bạn có thể tham khảo nếu như đang muốn lựa chọn đồ nội thất từ loại gỗ này. Để được tư vấn chi tiết về loại gỗ này hãy liên hệ ngay với Sofia Việt theo số Hotline 035 699 6666 để được giải đáp. Hoặc truy cập vào website: https://sofiaviet.com/.
- Phong thủy cầu thang và những lưu ý quan trọng khi thực hiện
- Đặc điểm trong thiết kế nhà phong cách Nhật
- Top 5 ý tưởng thiết kế phòng giặt đồ hiện đại dành cho gia đình bạn
- Mẹo decor phòng ngủ đơn giản, tiết kiệm diện tích phòng
- Khám phá những đặc trưng nổi bật của phong cách nội thất Urban
- Khám phá đặc điểm các phong cách kiến trúc phổ biến nhất
- Móng băng và những thông tin chi tiết có liên quan bạn nhất định cần biết
- Tham khảo biện pháp thi công đài móng đúng tiêu chuẩn
- Top 10 đồ trang trí phòng ngủ cho không gian của bạn
- Trần giả là gì? Có nên làm trần giả hay không?
- Cách tính hướng giường ngủ khi thi công xây dựng chuẩn phong thủy
- Lựa chọn mẫu vách ngăn nhà vệ sinh nào phù hợp công trình của bạn?
- Ngói lưu ly là gì? Ngói lưu ly có những loại nào?
- Gạch tàu lát sàn và những ưu điểm được ưa chuộng đầu tư
- Hướng nhà tuổi 1986 – Dịch vụ thiết kế nội thất phong thủy Sofia Việt
- Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp hiện đại 2021
- Hướng nhà tuổi 1986, hướng nhà sinh tài lộc cho gia chủ
- Những mẫu cửa sắt 4 cánh đẹp hiện đại giá rẻ 2022
- Tổng hợp mẫu cửa gỗ đẹp 4 cánh hiện đại sang trọng
- Tham khảo một số giải pháp thiết kế đèn phòng khách ấn tượng
- Tác dụng của nhà chống lũ là gì? Hiệu quả mang lại từ nhà chống lũ
- Vì sao nên sử dụng bàn học thông minh cho bé?
- Top 10 xu hướng nội thất thông minh đón đầu trào lưu năm 2022
- Phong cách minimalism và những điều nhất định phải biết
- Top 5 mẫu thiết kế tiểu cảnh ban công chung cư đẹp nhất hiện nay
- Cải tạo nhà
- Bí quyết làm giếng trời trong nhà tạo không gian sống lý tưởng
- Sofia Việt – Đơn vị thiết kế nội thất chung cư đáp ứng tốt mọi tiêu chuẩn
- Thi công nội thất biệt thự và những vấn đề quan trọng cần quan tâm