Gỗ công nghiệp là một sự lựa chọn mới hiện nay trong thiết kế và thi công nội thất do giá thành hợp lý, bảo vệ môi trường và có độ bền tương đối cao, nhất là đối với những khách hàng yêu thích phong cách thiết kế hiện đại, đơn giản thì các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp chính là một sự lựa chọn thông minh và hợp lý. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiệu về dòng sản phẩm này, sau đây, Sofia Việt xin giới thiệu đến bạn một số loại gỗ công nghiệp hiện đang được sử dụng trong thiết kế nội thất hiện nay.
Những sản phẩm gỗ công nghiệp được sử dụng trong thiết kế nội thất hiện nay
Gỗ Veneer
Gỗ công nghiệp Veneer là loại gỗ sử dụng một lớp gỗ tự nhiên mỏng để láng bề mặt của sản phẩm như gỗ sồi, xoan đào. Điều này tạo nên cho gỗ công nghiệp Veneer một bề mặt đẹp với đường vân gỗ tự nhiên, cốt gỗ bên trong là gỗ công nghiệp. Ưu điểm của sản phẩm gỗ Veneer chính là dễ gia công và được sử dụng cho các công trình khó. Tuy nhiên, nhược điểm chính là lớp gỗ bề mặt mỏng nên dễ bị trầy xước khi bị va đập mạnh và bong sau một quá trình sử dụng.
Gỗ PB – Particle board – Ván gỗ dăm
Gỗ PB được sản xuất từ nguyên liệu gỗ tự nhiên như: gỗ bạch đàn, gỗ cao su, gỗ thông… được chế biến thành dăm gỗ và được trộn keo, sau đó được ép với lực éo cao khiến cho sản phẩm gỗ PB có độ bền cao, cùng với công nghệ phủ mặt tiên tiến nên cho ra những sản phẩm đa dạng về mẫu mã và kích thước. Tuy nhiên, vì được xay thành găm gỗ nên gỗ PB sẽ có chất lượng kém hơn so với loại gỗ xay thành sợi. Ưu điểm của sản phẩm gỗ công nghiệp PB là dễ thi công và thường được làm thành bàn ghế, tủ kệ, thi công tại những công trình đơn giản.
Gỗ MDF với nhiều ưu điểm vượt trội
XEM THÊM>> Những ưu điểm của một số loại gỗ tự nhiên trong thiết kế và thi công nội thất
Gỗ MFC – Melamine Faced Chipboard
Gỗ MFC được phủ bề mặt nhựa Melamine thường sử dụng các cây gỗ rừng trồng ngắn ngày như: keo, cao su, thông và được băm nhỏ rồi kết hợp với keo, sau đó ép tạo đồ dày. Bề mặt sử dụng công nghệ tráng PVC hoặc tạo in vân gỗ vô cùng đẹp mắt. Cuối cùng được phủ nhựa Melamine để hoàn thiện sản phẩm trở nên đẹp, bóng, chống ẩm và chống trầy xước. Sản phẩm gỗ MFC thường được dùng để thiết kế bàn ghế, tủ kệ trong nội thất, được thi công tại các công trình đơn giản với kích thước bề mặt cần độ lớn. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng nếu trong điều kiện ẩm mốc sẽ dễ bị hỏng hóc, phồng rộp
Gỗ MDF – Medium Density fiberboard – Gỗ ép
Gỗ MDF thuộc loại gỗ công nghiệp có độ bề cơ học cao và phù hợp với điều kiện khi hậu nhiệt đới do cốt gỗ sử dụng gỗ rừng trồng xay thành sợi trộn keo và ép trung bình từ 520-850kg/m3 tùy thuộc vào độ dày và nguyên liệu gỗ. Sau đó, sản phẩm sẽ được phủ một lớp veneer, bả rồi phủ sơn PU tạo bề mặt sản phẩm. Bề mặt gỗ được phủ nhựa melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước. Hiện nay, trên thị trường hiện có khoảng hơn 40 mẫu mã gỗ MDF giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn những màu sắc phù hợp với ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm này có giá thành cao hơn so với mặt bằng chung của gỗ công nghiệp, nếu chịu nước trong thời gian dài cũng khiến gỗ bị phồng rộp mất thẩm mỹ.
Gỗ PW – Plywood – Gỗ ván ép – Gỗ dán
Gỗ ván ép Plywood là sản phẩm được ép từ những miếng gỗ loạng thật mỏng, ép ngang, ép dọc giúp tăng khả năng chịu lực cho sản phẩm. Sau đó, gỗ sẽ được phủ bề mặt veneer để tạo vẻ đẹp và được phủ một lớp sơn PU chống chầy, chống xước. Gỗ Plywood được dùng để làm các món đồ nội thất như bàn, vách, tủ kệ trong nội thất căn nhà với ưu điểm dễ thi công. Tuy nhiên, do đặc tính gỗ công nghiệp nên khi tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao sẽ bị bong và hỏng hóc.
Lựa chọn gỗ công nghiệp cho không gian nội thất của căn nhà
Trên đây, Sofia Việt đã giới thiệu cho bạn một số sản phẩm gỗ công nghiệp, những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm giúp bạn có thêm những kiến thức về dòng sản phẩm này để có được sự lựa chọn sáng suốt cho các dự định trong tương lai.Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ: https://sofiaviet.com/ hoặc gọi Holine : 0356. 996.666 để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn nhé.
- Phong thủy cầu thang và những lưu ý quan trọng khi thực hiện
- Đặc điểm trong thiết kế nhà phong cách Nhật
- Top 5 ý tưởng thiết kế phòng giặt đồ hiện đại dành cho gia đình bạn
- Mẹo decor phòng ngủ đơn giản, tiết kiệm diện tích phòng
- Khám phá những đặc trưng nổi bật của phong cách nội thất Urban
- Khám phá đặc điểm các phong cách kiến trúc phổ biến nhất
- Móng băng và những thông tin chi tiết có liên quan bạn nhất định cần biết
- Tham khảo biện pháp thi công đài móng đúng tiêu chuẩn
- Top 10 đồ trang trí phòng ngủ cho không gian của bạn
- Trần giả là gì? Có nên làm trần giả hay không?
- Cách tính hướng giường ngủ khi thi công xây dựng chuẩn phong thủy
- Lựa chọn mẫu vách ngăn nhà vệ sinh nào phù hợp công trình của bạn?
- Ngói lưu ly là gì? Ngói lưu ly có những loại nào?
- Gạch tàu lát sàn và những ưu điểm được ưa chuộng đầu tư
- Hướng nhà tuổi 1986 – Dịch vụ thiết kế nội thất phong thủy Sofia Việt
- Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp hiện đại 2021
- Hướng nhà tuổi 1986, hướng nhà sinh tài lộc cho gia chủ
- Những mẫu cửa sắt 4 cánh đẹp hiện đại giá rẻ 2022
- Tổng hợp mẫu cửa gỗ đẹp 4 cánh hiện đại sang trọng
- Tham khảo một số giải pháp thiết kế đèn phòng khách ấn tượng
- Tác dụng của nhà chống lũ là gì? Hiệu quả mang lại từ nhà chống lũ
- Vì sao nên sử dụng bàn học thông minh cho bé?
- Top 10 xu hướng nội thất thông minh đón đầu trào lưu năm 2022
- Phong cách minimalism và những điều nhất định phải biết
- Xem phong thuỷ tuổi Mậu Thân làm nhà năm 2022
- Tuổi 1952 hợp hướng nào nhất để làm nhà?
- Top 5 mẫu thiết kế nhà tân cổ điển phong cách
- Mê mẩn trước những mẫu nhà cấp 4 đẹp giá rẻ 200 triệu
- Tham khảo nguyên tắc về cách bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh